Lễ hội kỷ niệm 590 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Lễ hội kỷ niệm 590 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang
Đại diện Ban Tổ chức tấu Chúc văn tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  Đại diện Ban Tổ chức tấu Chúc văn tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Lễ hội bắt đầu bằng đoàn rước kiệu truyền thống và diễu hành quần chúng xung quanh hồ Hoàn Kiếm với sự tham gia của trên 1.000 người. Đi đầu là xe mô hình lễ hội mang hình tượng Vua Lê và Rùa Vàng, biểu tượng cho Thần Kim Quy trao kiếm báu cho Lê Lợi. Tiếp đến là đội múa rồng, múa lân; đội trống hội và chiêng; đoàn múa cờ hội; phường bát âm; rước kiệu Long đình; 5 cỗ kiệu dâng lễ vật của nhân dân quận Hoàn Kiếm… cùng đoàn diễu hành của các em thiếu nhi; các cụ bô lão; khối diễu hành quần chúng thuộc các tầng lớp nhân dân của 18 phường, quận Hoàn Kiếm.
 
Dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Sau lễ rước là lễ dâng hương của đại biểu tại khu vực Tượng đài Vua Lê trong niềm thành kính đối với người Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm bày tỏ: Lễ hội kỷ niệm Vua Lê Thái Tổ đăng quang vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch hàng năm, nhằm ghi nhớ công lao to lớn và tấm gương Anh hùng cứu quốc của Bình Định Vương Lê Lợi qua 10 năm gian khổ chống quân xâm lược, giành lại nền tự chủ cho đất nước. Lễ hội góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của vùng đất Thăng Long địa linh nhân kiệt, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, phát huy tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân Thủ đô Hà Nội qua các thời đại, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến “Thủ đô anh hùng - Thành phố vì hoà bình” .
 
Đoàn rước kiệu truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Xe mô hình cùng đoàn rước kiệu truyền thống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Đông đảo đại biểu và nhân dân dự lễ hội dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Trích đoạn sân khấu tái hiện vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Đoàn rước kiệu truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
 
Đoàn rước kiệu truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Xe mô hình cùng đoàn rước kiệu truyền thống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Đông đảo đại biểu và nhân dân dự lễ hội dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Trích đoạn sân khấu tái hiện vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Xe mô hình cùng đoàn rước kiệu truyền thống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
 
Đoàn rước kiệu truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Xe mô hình cùng đoàn rước kiệu truyền thống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Đông đảo đại biểu và nhân dân dự lễ hội dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Trích đoạn sân khấu tái hiện vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Đông đảo đại biểu và nhân dân dự lễ hội dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
 
Đoàn rước kiệu truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Xe mô hình cùng đoàn rước kiệu truyền thống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Đông đảo đại biểu và nhân dân dự lễ hội dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Trích đoạn sân khấu tái hiện vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Trích đoạn sân khấu tái hiện vua Lê Thái Tổ đăng quang.
Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Năm 1407, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than. Năm 1416, từ miền núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi đã cùng các hào kiệt liên danh hội thề ở Lũng Nhai, nguyện đánh giặc Minh cứu nước, xưng danh Bình Định Vương, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi sau 10 năm chiến đấu gian khổ “nằm gai nếm mật” chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta, với nhiều chiến công vang dội, ghi danh sử sách, như: Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang - Cầu Trạm, cùng lời thề bất tử Thành Đông Quan 590 năm trước. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã buộc giặc Minh vào thế phải đầu hàng và rút lui về nước, chấm dứt 20 năm xâm lược của giặc ngoại xâm trên đất nước ta ở thế kỷ 15.
 
Khắp nơi vang lên ca khúc khải hoàn, ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), Vua Lê Thái Tổ đăng quang tại Điện Kính Thiên, Thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt Quốc hiệu Đại Việt, công bố Đại cáo Bình Ngô. Trong suốt thời gian trị vì ngôi Vua, Người đã đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và một nền độc lập phồn thịnh của quốc Đại Việt. Sự đăng quang của vua Lê Thái Tổ ở Đông Đô năm xưa đã đi vào lịch sử, trở thành sự kiện lớn trong sự ngưỡng vọng, tôn vinh của dân tộc.
Đinh Thuận
TTXVN

Có thể bạn quan tâm