Gia Lai đẩy mạnh truyền dạy cồng chiêng trong cộng đồng

Gia Lai đẩy mạnh truyền dạy cồng chiêng trong cộng đồng
Không gian lễ hội là "đất sống" cho cồng chiêng
Không gian lễ hội là "đất sống" cho cồng chiêng

Từ  một  lớp  chỉnh  chiêng  -  tạc  tượng  nhà  mồ  do các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ dân  tộc Bahnar và Jrai vào năm 2010, đến nay, phong  trào truyền dạy cồng chiêng đã lan rộng ra nhiều  địa phương trong tỉnh. Huyện Đắk Đoa đã mở 2  lớp truyền dạy cồng chiêng tại xã Glar và Hà Bầu.

Một số trường học ở tỉnh Gia Lai đã đưa bộ môn cồng chiêng vào giảng dạy
Một số trường học ở tỉnh Gia Lai đã đưa bộ môn cồng chiêng vào giảng dạy

Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật Gia Lai, Trường  Phổ  thông  Dân  tộc  nội  trú  huyện  Mang  Yang đã đưa bộ môn cồng chiêng vào giảng dạy.  Một số trường tiểu học ở vùng đồng bào dân tộc  thiểu số cũng từng bước đưa bộ môn cồng chiêng vào giảng dạy trong các chương trình ngoại khóa.

Tỉnh Gia Lai thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan cồng chiêng nhằm duy trì việc giao lưu, truyền dạy cồng chiêng trong cộng đồng
Tỉnh Gia Lai thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan cồng chiêng nhằm duy trì việc giao lưu, truyền dạy cồng chiêng trong cộng đồng

Với tổng số hơn 5.600 bộ, trong đó có nhiều bộ chiêng cổ, Gia Lai hiện là tỉnh còn lưu giữ được  nhiều cồng chiêng nhất trong các tỉnh Tây Nguyên.  Riêng huyện Ia Grai với 89 buôn làng đồng bào  Jrai đã có trên 1.000 bộ cồng chiêng.

 
Các cuộc liên hoan cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai luôn thu hút đông đảo các nghệ nhân tham gia
Các cuộc liên hoan cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai luôn thu hút đông đảo các nghệ nhân tham gia 

Có thể bạn quan tâm