Gần 1.000 diễn viên tham gia Liên hoan kịch nói toàn quốc năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Gần 1.000 diễn viên tham gia Liên hoan kịch nói toàn quốc năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong gần 2 tuần diễn ra Liên hoan (từ ngày 11 – 25/4), các đơn vị tranh tài, biểu diễn 27 tác phẩm thuộc nhiều chủ đề khác nhau, từ chính kịch, tuyên truyền đến các vở kinh dị, nêu những vấn đề nóng được dư luận, xã hội quan tâm.
Tiết mục văn nghệ chào mừng khai mạc Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc 2018. Ảnh : Thế Anh-TTXVN
Tiết mục văn nghệ chào mừng khai mạc Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc 2018. Ảnh : Thế Anh-TTXVN

Có thể kể như các vở “Kiều”  của Nhà hát Kịch Việt Nam; “Thiên đường” của Đoàn kịch nói Hải Phòng; “Sóng muôn đời thao thức” của Nhà hát kịch nói Quân đội; “Đàn bà dễ có mấy tay” của Công ty Cổ phần Sân khấu và Điện ảnh Vân Tuấn; “Đám cưới chùm” của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nụ Cười Mới; “Yêu là thoát tội” của Nhà hát Thế giới Trẻ; “Oan hồn” của Công ty Cổ phần đầu tư Giải trí Phước Sang …
Vở diễn "Kiều" của Nhà hát kịch Việt Nam công diễn tại lễ khai mạc . Ảnh : Thế Anh-TTXVN
Vở diễn "Kiều" của Nhà hát kịch Việt Nam công diễn tại lễ khai mạc . Ảnh : Thế Anh-TTXVN
Vở diễn "Kiều" của Nhà hát kịch Việt Nam công diễn tại lễ khai mạc . Ảnh : Thế Anh-TTXVN
 
Phát biểu tại lễ khai mạc, Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Liên hoan kịch nói toàn quốc năm 2018 là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các cuộc thi, liên hoan sẽ diễn ra trong năm 2018, lần đầu tiên thực hiện Đề án điều chỉnh cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp trong 3 năm 2018 – 2020, nhằm tiếp tục tạo sự ổn định, phát triển nghệ thuật; thúc đẩy lao động sáng tạo nghệ thuật cho các đơn vị liên quan trong và ngoài công lập.
Ban tổ chức tặng hoa cho đại diện các đoàn tham gia hội diễn tại lễ khai mạc liên hoan. Ảnh : Thế Anh-TTXVN
Ban tổ chức tặng hoa cho đại diện các đoàn tham gia hội diễn tại lễ khai mạc liên hoan. Ảnh : Thế Anh-TTXVN
 
Liên hoan kịch nói toàn quốc năm nay là cơ hội để các nghệ sĩ, diễn viên cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm biểu diễn. Đây cũng là dịp để các nhà chuyên môn phát hiện, tìm tòi những sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, qua đó, tôn vinh các đơn vị, cá nhân nghệ sĩ, diễn viên có những đóng góp tích cực cho hoạt động sân khấu kịch nói nước nhà.
 
Thứ trưởng Vương Duy Biên tin tưởng thông qua Liên hoan, các nghệ sĩ sẽ không ngừng sáng tạo, nỗ lực cống hiến cho khán giả và người dân những vở diễn hay, giàu tính nhân văn.
Các thành viên Ban giám khảo ra mắt tại lễ khai mạc liên hoan. Ảnh : Thế Anh-TTXVN
Các thành viên Ban giám khảo ra mắt tại lễ khai mạc liên hoan. Ảnh : Thế Anh-TTXVN
 
Liên hoan kịch nói toàn quốc 2016 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm tạo sân chơi cho các nghệ sĩ học tập kinh nghiệm; nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật sân khấu, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng.
 
Các vở diễn tham gia Liên hoan được dàn dựng từ năm 2014 đến nay và được phục dựng với ekip sáng tạo mới, chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức.

Các tác phẩm tham dự Liên hoan không sử dụng kịch bản nước ngoài và có thời lượng từ 90-120 phút.
 
Lễ bế mạc Liên hoan sẽ diễn ra tại Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam vào tối 25/4./.
  Gia Thuận

Có thể bạn quan tâm