Độc đáo tục ném còn của người Tày ở Chiềng Keng

Độc đáo tục ném còn của người Tày ở Chiềng Keng
Tục ném còn trong tâm thức của người Tày

Cây còn được làm bằng cây mai có chiều cao từ 10 đến 15 m. Cây phải thẳng đứng dùng ngọn để uốn thành “phỏng” có dán giấy đỏ một bên viết chữ nhật, một bên viết chữ nguyệt băng chữ hán nôm.

Quả còn được làm bằng vải, bên trong có chữa hạt bông,hạt thóc,hoặc cát. Dây dược làm bằng các dải vải dài 50 - 60 cm, xung quanh quả còn khâu những dải vải nhiều màu.

Quả "còn" hình cầu to bằng nắm tay trẻ nhỏ, được khâu bằng nhiều múi vải màu, bên trong nhồi thóc và hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dệt vải). Quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí và có tác dụng định hướng trong khi bay. Sân ném còn là bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre (hoặc vầu) cao, trên đỉnh có “vòng còn” hình tròn (khung còn), khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). Cả mặt giấy là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc.
Quả còn trong tâm thức người Tày.
Quả còn trong tâm thức người Tày.

Theo quan niệm của người Tày, quả còn là biểu tượng của Rồng, tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng; được khâu thành hình vuông, bên trong nhồi hạt bông, hạt thóc giống, muối ăn…Quả cầu còn được đính năm tua màu, bốn tua ở bốn góc và dây ở đáy tượng trưng cho thân rồng có chín tua đính so le nhau.

Quả còn lóng lánh sắc màu thể hiện mơ ước của họ, ở đó ấp ủ những hạt giống để mùa xuân nảy nở sinh hoa đất, kết trái. Dây còn với chín tua là những tia nắng, tia mưa cầu mong một tín hiệu tốt lành mưa thuận, gió hòa cho một năm mới mùa màng bội thu.

Theo cách nghĩ của người Tày, người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng khang ninh. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Hội còn trong lễ hội đầu xuân của người Tày

Pú mo cầm quả cầu khấn vái, cầu yên cho bản, cầu lộc cho người, cầu mùa cho mọi nơi...sau đó tung quả còn lên cao để mọi người tranh cướp mở đầu cuộc chơi. Các quả còn cứ thế được ném lên cho đến khi xuyên qua phỏng với quan niệm khi vòng tròn hồng tâm bị rách thì năm đó âm dương mới giao hòa, mọi vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tươi tốt,bội thu.

Ném còn là dùng quả còn tung quả vòng tròn ở trên cao cho người đứng ở phía bên kia vòng tròn bắt rồi ném trả lại qua cái vòng tròn đó.

Theo tục lệ, trước hội tung còn, mọi nhà đều sửa soạn một mâm cơm cúng rồi mang ra bãi còn để làm lễ, trên mâm cúng luôn có hai quả còn thể hiện linh vật của người đàn ông (hoàn đủ), biểu tượng của cái mạnh, của mầm sống đâm chồi. Khi đến giờ hành lễ, ông chủ lễ (thầy cúng, pháp sư hoặc trưởng bản) cầm hai quả còn khấn trời đất, thần linh và tổ tiên phù hộ cho bản làng bình yên, thịnh vượng, cho mùa màng có lộc, cho trai gái có đôi. Tùy theo mỗi dân tộc mà cách làm phép khác nhau, có nơi ông chủ tế là người đầu tiên ném quả còn lên vòng tròn đỏ, có nơi thì chủ tế tung hai quả còn cho mọi người tranh cướp trong không khí vui vẻ, náo nhiệt.

Bắt đầu từ thời điểm đó các gia đình đều mang những quả còn của mình tung lên, người nào cũng muốn ném thủng phông còn để cầu may. Ai là người đầu tiên làm được điều đó sẽ là người mang lại vận may cho cả cộng đồng, được nhận phần thưởng trong sự thán phục và ngưỡng mộ của dân bản; những người sau đó ném còn qua vòng tròn cũng được coi là tài giỏi. Nếu không có ai tung trúng thì coi như năm đó bản làng sẽ không được bình yên, ngô lúa sẽ mất mùa, nhà nhà đói kém, vì vậy khi đó trưởng bản sẽ phải dùng cung tên bắn cho kỳ thủng.

Hội còn diễn ra rất hấp dẫn, những quả còn đủ màu sắc bay gần, bay xa quanh phông còn nhìn vô cùng đẹp mắt. Mọi người đứng xem thì hát cổ vũ bằng những lời ca trong sáng:

Gái trai vui nhộn xa gần nắm tay
Tung còn vào trúng vòng ngay
Dây còn hướng thẳng, tung bay giữa trời
Còn tung cho đúng để đời giàu sang…

Khi cuộc chơi kết thúc, ông chủ lễ là người mở hội bằng việc ném quả còn đầu tiên cũng là người khép lại hội còn bằng việc rạch quả còn ra, lấy hạt giống phát cho mọi người. Ai cũng vui mừng, hồ hởi đón nhận với niềm tin và hi vọng mùa vụ bội thu trong năm mới.

Ném còn có cách tung nữa là theo từng đôi, từng nhóm; nam nữ chia làm hai phe đứng đối diện nhau trong khoảng cách vừa tầm bay của quả còn. Bên nam bao giờ cũng ném trước, kẻ tung người bắt, tính thắng thua bằng số lần ít nhiều để còn rơi xuống đất; vừa tung qua ném lại mọi người vừa cất tiếng hát giao duyên. Quả còn như thành cầu nối tình cảm, ướm thử lòng nhau vì thế người chơi sẽ cố gắng ném quả còn rơi trúng đầu hoặc người cô gái hay chàng trai mà mình ưng ý để sau đó gặp gỡ, tâm sự, trao nhau những chiếc vòng bạc, chiếc khăn tay hẹn ước.

Việc tung, bắt quả còn qua hơi ấm của bàn tay nam nữ (âm dương) cũng là cách thể hiện sự hòa hợp của đất trời, mong muốn đạt được ước giao tự nguyện vừa giàu chất trữ tình, vừa đượm tính nhân văn – mối giao kết bền vững của một cộng đồng. Không chỉ là trò vui tranh tài, giao duyên mà ném còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu cho con người và vạn vật sinh sôi, luân hồi như dòng chảy bất tận của cuộc sống.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm