Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018

Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018
Ban tổ chức kiểm tra các xe đạp thồ trước giờ thi đấu. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Ban tổ chức kiểm tra các xe đạp thồ trước giờ thi đấu.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Theo ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, năm nay, ngoài 8 đội nam, Cuộc thi còn có thêm sự tham gia của 4 đội nữ. Song song với việc tổ chức thi đấu giữa các đội, du khách cũng được tham gia trải nghiệm để cảm nhận được sự vất vả, khó khăn của lực lượng dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc Tây Bắc vận chuyển lương thực, thực phẩm năm xưa trên đường tiếp lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 
 
Đội thi nữ đang cố gắng đẩy xe vượt dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Đội thi nữ đang cố gắng đẩy xe vượt dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Tham gia Cuộc thi năm nay có 12 đội thi, với 36 vận động viên. Mỗi đội thi có 3 người. Nhiệm vụ của các đội là phải đẩy chiếc xe đạp thồ 3 bao tải với khối lượng150 kg leo ngược đường dốc, nhiều khúc cua uốn lượn trên quãng đường đua dài khoảng 700 m, từ Quốc lộ 279 lên đỉnh di tích đồi D, nơi đặt Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.  

Ngay từ sáng sớm, Cuộc thi đã thu hút hàng trăm người dân và du khách về chứng kiến, cổ vũ các đội thi và trực tiếp trải nghiệm. Ngay sau khi rời vạch xuất phát, các đội thi đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình trong sự hò reo phấn khích của người dân và du khách. Kết thúc Cuộc thi, đội bản Bánh (xã Thanh Yên) đạt giải Nhất các đội nam, đội Tủa Chùa giành giải Nhất các đội nữ. 
 
Các bước chuẩn bị cho đội thi đấu nữ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Các đội thi nữ xuất phát trong tiếng reo hò cổ vũ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Đội nữ các dân tộc tham gia thi đấu. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Đội nam đang cố gắng đẩy chiếc xe chở 150kg vượt qua đỉnh dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Đội nam đang cố gắng đẩy chiếc xe chở 150kg vượt qua đỉnh dốc trước sự cổ vũ nhiệt tình của đồng đội. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Quang cảnh một đội nữ về đích. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Tranh tài ở nội dung đồng đội nam. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN : Các đội nam căng hết sức để đẩy chiếc xe chở 150kg lên đỉnh dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Các bước chuẩn bị cho đội thi đấu nữ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Các bước chuẩn bị cho đội thi đấu nữ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Các đội thi nữ xuất phát trong tiếng reo hò cổ vũ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Đội nữ các dân tộc tham gia thi đấu. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Đội nam đang cố gắng đẩy chiếc xe chở 150kg vượt qua đỉnh dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Đội nam đang cố gắng đẩy chiếc xe chở 150kg vượt qua đỉnh dốc trước sự cổ vũ nhiệt tình của đồng đội. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Quang cảnh một đội nữ về đích. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN Tranh tài ở nội dung đồng đội nam. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN : Các đội nam căng hết sức để đẩy chiếc xe chở 150kg lên đỉnh dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Các đội thi nữ xuất phát trong tiếng reo hò cổ vũ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018 ảnh 5
Đội nữ các dân tộc tham gia thi đấu. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018 ảnh 6
Đội nam đang cố gắng đẩy chiếc xe chở 150kg vượt qua đỉnh dốc. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018 ảnh 7
 Đội nam đang cố gắng đẩy chiếc xe chở 150kg vượt qua đỉnh dốc trước sự cổ vũ nhiệt tình của đồng đội. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018 ảnh 8
Quang cảnh một đội nữ về đích. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018 ảnh 9
Tranh tài ở nội dung đồng đội nam. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
 
Cuộc thi Đẩy xe đạp thồ tại Lễ hội hoa Ban Điện Biên lần thứ 5 năm 2018 ảnh 10
: Các đội nam căng hết sức để đẩy chiếc xe chở 150kg lên đỉnh dốc.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Cuộc thi đã tạo nên những ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp đối với người chơi và du khách. Chị Lò Thị Tọ, đội thi thị trấn Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) cho biết: "Chúng tôi cách thành phố hơn 130 km, nhưng hằng năm đều tham gia Cuộc thi với tinh thần giao lưu, hòa mình vào không khí chung của Lễ hội hoa Ban. Mỗi lần tham gia Cuộc thi, chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự vất vả, hiểm nguy mà các chiến sỹ năm xưa đã trải qua để có được chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng. Qua đó chúng tôi càng trân trọng lịch sử, tri ân các thế hệ người lính năm xưa". 

Chị Hồ Thị Thanh Tâm, du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Chứng kiến các đội thi, tôi rất xúc động khi được sống lại thời kỳ lịch sử, hình dung về lực lượng dân công hỏa tuyến, bộ đội ta năm xưa khi thực hiện việc công việc tiếp lương, tải đạn cho mặt trận, tiền tuyến trên những cung đường đèo dốc, vực sâu, trơn trượt, bùn lầy. Tôi cảm thấy tự hào và trân quý hơn những công lao mà các chiến sỹ năm xưa đã cống hiến, hi sinh cho đất nước". 
 
Lễ trao giải cho các đội nam trong môn thi Xe đạp thồ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Lễ trao giải cho các đội nam trong môn thi Xe đạp thồ.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Sở sẽ bảo lưu hoạt động thi đẩy xe đạp thồ vào kỳ tổ chức lễ hội năm sau để bà con các dân tộc trên địa bàn và du khách, đặc biệt là các bạn trẻ thấy được những gian nan, vất vả của bộ đội, lực lượng dân công hỏa tuyến…của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự tôn dân tộc trong mỗi người dân. 

Quang cảnh lễ trao giải cho các đội nữ trong môn thi Xe đạp thồ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Quang cảnh lễ trao giải cho các đội nữ trong môn thi Xe đạp thồ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Được tổ chức lần đầu từ năm 2014, đến nay, Lễ hội hoa Ban đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên của tỉnh Điện Biên, diễn ra vào trung tuần tháng 3, gắn với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (ngày 13/3/1954). Lễ hội nhằm tôn vinh, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, qua đó góp phần định vị thương hiệu du lịch Điện Biên; đồng thời tôn vinh, quảng bá hình ảnh hoa ban, đưa biểu tượng hoa ban trở thành biểu trưng cho mảnh đất và con người Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung. Từ ngày 18 - 20/3 diễn ra các hoạt động: Thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; trưng bày, triển lãm di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên; giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Điện Biên; giao lưu, thi đấu thể thao các môn tung còn, kéo co, tù lu, giã bánh dày, cà kheo, đẩy gậy, xe đạp thồ.
Hải An - Văn Dũng    
TTXVN

Có thể bạn quan tâm