Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum

Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum
Một bộ chiêng Tha chỉ có 2 chiếc, gồm Chuar (vợ) và Jơliêng (chồng); cả hai đều không có núm (chiêng bằng), có kích cỡ khác nhau (Jơliêng to và dày hơn Chuar).

Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum ảnh 1
Theo quan niệm của người Brâu, mỗi tiếng chiêng Tha cất lên sẽ được các vị thần sông, thần suối chứng giám mang lại điều tốt lành, hạnh phúc cho bà con dân làng
Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum ảnh 2
Chiêng Tha được diễn tấu rất độc đáo, 2 người ngồi bệt xuống đất, quay mặt vào nhau, bàn chân nâng áp sát thành chiêng để ngắt tiếng 
Khi diễn tấu, 2 chiêng được treo lên theo hướng úp vào nhau. Người đánh dùi cái thúc âm ở mặt chiêng, còn người đánh dùi đực thúc dùi vào lòng chiêng. Họ ngồi bệt xuống đất, bàn chân nâng áp sát thành chiêng để ngắt tiếng, tạo âm sắc cho chiêng.

Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum ảnh 3
Bộ chiêng Tha gồm 2 chiếc: chiêng chồng và chiêng vợ 
Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum ảnh 4
Chiêng Tha là một trong những loại chiêng cổ nhất ở Tây Nguyên 
Khi diễn tấu, bao giờ chiêng vợ cũng lên tiếng trước, khi nhập được vào tiết tấu, rồi chiêng chồng mới tham gia. Nhiều năm qua, xã Bờ Y đã tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình đang sở hữu chiêng Tha hiểu được giá trị văn hóa của loại chiêng này để bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa chiêng Tha…
Quang Thái
Dân tộc Brâu Dân tộc Brâu

Tên gọi khác: Brao.

Dân số: 397 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông). Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp (lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ.

Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm rẫy để trồng lúa nếp, lúa tẻ, ngô, sắn. Phương thức canh tác là phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt, thu hái bằng tay. Việc săn bắn, hái lượm còn chiếm vị trí quan trọng, đem lại thức ăn khá thường xuyên cho mọi gia đình. Trong làng người Brâu sinh sống có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Ðàn ông có khá nhiều người biết đan lát. Ðể có đồ mặc, người ta thường đem lâm thổ sản đổi lấy váy áo hoặc vải của các dân tộc láng giềng.

Ăn: Người Brâu chủ yếu ăn cơm nếp đốt trong ống nứa non (cơm lam), thứ đến là cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất nung. Ngô, sắn chỉ dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thức ăn có muối ớt, rau quả, măng tươi, cá suối, chim thú săn bắn được. Thức uống có rượu cần. Trẻ, già, trai, gái đều thích hút thuốc lá sợi bằng điếu khan.

Mặc: Ðàn ông xưa đóng khố, đàn bà quấn váy tấm. Mùa hè, nam nữ thường ở trần hoặc mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh thường khoác thêm một tấm mền. Nữ giới có tục căng tai để đeo những khoanh nứa vàng hoặc khuyên bằng ngà voi. Nữ trang có vòng cổ, vòng tay bằng đồng, bạc hay nhôm. Nam nữ đến tuổi 15-16 đều theo tục cưa bằng 4 răng cửa hàm trên để chính thức hội nhập vào cộng đồng những người trưởng thành.

: Người Brâu sống tại làng Ðắc Mế, xã Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Họ cư trú trên những ngôi nhà sàn có mái dốc cao. Nền sàn được cấu tạo thành hai nấc cao thấp khác nhau để phân định chức năng sinh hoạt. Nhà chính đi sang nhà phụ qua một cầu sàn. Các ngôi nhà trong làng được bố trí quay đầu hồi, mở cửa chính hướng về phía trung tâm - nơi có ngôi nhà làng - nhà chung của cộng đồng. Như vậy làng có khuôn viên hình tròn, các ngôi nhà ở được sắp xếp như một cái nan hoa của bánh xe bò.

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là cái gùi đan bằng tre nứa để cõng trên lưng.

Quan hệ xã hội: Xã hội Brâu đã phân hoá giàu nghèo ở giai đoạn ban đầu. Gia đình nhỏ phụ hệ đã được thiết lập, nam nữ bình quyền. Những tàn tích của chế độ gia đình mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét.

Cưới xin: Lễ cưới được tổ chức ở nhà gái song do nhà trai chi phí. Sau lễ kết hôn, tục ở rể được kéo dài khoảng 4 -5 năm và tiếp đó là thời kỳ luân cư của đôi trai gái.

Ma chay: Khi có người quá cố, tang chủ nổi chiêng trống để báo tang. Thi hài được liệm trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng để ở nhà tang mới dựng gần nhà ở. Quan tài chôn nửa chìm nửa nổi là một đặc trưng trong tục lệ ma chay của người Brâu. Nhà mồ dựng trên mộ để chứa những tài sản được chia cho người chết. Số tài sản này đều đã bị huỷ một phần dưới hình thức bẻ gẫy, chọc thủng, làm sứt mẻ...

Nhà mới: Khi ngôi nhà được khánh thành, người ta làm lễ lên nhà khá long trọng và được cả làng cùng tham dự bữa tiệc sau lễ cúng các thần linh.

Lễ tết: Lễ ăn mừng cơm mới sau ngày thu hoạch là Tết. Ngày ăn tết tuỳ thuộc vào thời vụ và từng gia đình cụ thể, không quy định ngày nào thống nhất.

Lịch: Nông lịch tính theo tuần trăng và định ra tháng theo mùa vụ canh tác rẫy lúa của ông bà xưa.

Học: Ngôi nhà làng ở trung tâm đồng thời là trường học của thanh thiếu niên do các già làng đảm nhiệm. Trẻ được học nghề, học những truyền thống văn hoá của tộc người mình và rèn luyện tinh thần chiến đấu bảo vệ an ninh cho buôn làng, bảo vệ phong tục tập quán của ông bà xưa.

Văn nghệ: Dân ca có lời ca, truyện cổ về thần sáng tạo Pa Xây, huyền thoại Un cha đắp lếp, những bài ca đám cưới, hát ru. Nhạc cụ có đàn klông pút được gọi là táp đinh bổ, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là những bộ chiêng đồng nổi tiếng với 3 loại có thang âm khác nhau là coong, mam và tha.

Chơi: Người Brâu có các trò chơi vui giải trí như đánh cù, thả diều sáo, hay diều bươm bướm, bơi lội trên sông, cướp dây, bịt mắt đi tìm, đi cà kheo...

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm