Kỷ niệm 64 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2018):

Bảo tồn quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch
Điểm cao đồi D1 được chọn làm vị trí đặt Tượng đài Chiến thắng. Đây là tượng đại bằng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam hiện nay. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ uy nghi, sừng sững được đặt trên đồi D1 là ngọn đồi cao nhất thành phố Điện Biên Phủ sẽ mãi là biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Điểm cao đồi D1 được chọn làm vị trí đặt Tượng đài Chiến thắng. Đây là tượng đại bằng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam hiện nay. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ uy nghi, sừng sững được đặt trên đồi D1 là ngọn đồi cao nhất thành phố Điện Biên Phủ sẽ mãi là biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích này hiện có 45 điểm di tích thành phần; trong đó có 8 điểm được đưa vào phục vụ khách tham quan, gồm: Nhà trưng bày Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hầm Ðờ-cát, Ðồi A1, Sở Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Mường Phăng, tượng đài chiến thắng tại thành phố Ðiện Biên Phủ, tượng đài kéo pháo tại di tích đường kéo pháo bằng tay xã Nà Nhạn, di tích Him Lam và bãi duyệt binh mừng chiến thắng tại xã Mường Phăng.

Di tích Cụm tượng đài kéo pháo bằng tay bằng chất liệu đá xanh, đặt theo thế tựa sơn, hướng thuỷ, dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12, 5 mét, nặng 1.200 tấn trên triền đồi Bó Hôm (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Cụm tượng được đặt chính trên con đường cách đây 64 năm, một trong những đơn vị pháo binh đầu tiên của quân đội ta, trong đó có Trung đội pháo 105 ly của Anh hùng Liệt sỹ Tô Vĩnh Diện đã kéo pháo vào trận địa phía Bắc. Nơi đây, anh hùng Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn bánh cứu pháo và anh dũng hi sinh. Cụm tượng tái hiện được ý chí và lòng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của những người lính Cụ Hồ trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Di tích Cụm tượng đài kéo pháo bằng tay bằng chất liệu đá xanh, đặt theo thế tựa sơn, hướng thuỷ, dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12, 5 mét, nặng 1.200 tấn trên triền đồi Bó Hôm (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Cụm tượng được đặt chính trên con đường cách đây 64 năm, một trong những đơn vị pháo binh đầu tiên của quân đội ta, trong đó có Trung đội pháo 105 ly của Anh hùng Liệt sỹ Tô Vĩnh Diện đã kéo pháo vào trận địa phía Bắc. Nơi đây, anh hùng Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn bánh cứu pháo và anh dũng hi sinh. Cụm tượng tái hiện được ý chí và lòng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của những người lính Cụ Hồ trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Thời gian qua, nhiều dự án bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích đã được Chính phủ, các bộ, ngành và Ðảng bộ, chính quyền tỉnh Ðiện Biên quan tâm triển khai. Từ năm 1999, dự án đầu tư tu bổ cấp thiết chống xuống cấp di tích được triển khai tại một số hạng mục quan trọng nhất của quần thể di tích. Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định về Dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Ðiện Biên Phủ; trong đó có việc xây dựng mới công trình nhà Bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ. Đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, được khánh thành, đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ (năm 2014). Nhiều di tích thành phần khác cũng được tỉnh Điện Biên chú trọng sửa chữa, tu bổ các hạng mục.

Dẫn lên Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là Trục hành lễ gồm 320 bậc, được chia làm 3 chiếu nghỉ lớn, tương đương với 3 đợt tấn công của Quân đội ta vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hai bên trục hành lễ là 56 cột mốc được làm bằng đá xanh tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta. Hai bên sườn đồi dọc trục hành lễ được trồng cây hoa Ban và một số cây khác tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường cho đồi di tích này. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Dẫn lên Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là Trục hành lễ gồm 320 bậc, được chia làm 3 chiếu nghỉ lớn, tương đương với 3 đợt tấn công của Quân đội ta vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hai bên trục hành lễ là 56 cột mốc được làm bằng đá xanh tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta. Hai bên sườn đồi dọc trục hành lễ được trồng cây hoa Ban và một số cây khác tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường cho đồi di tích này. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Lượng khách du lịch đến tham quan tại các điểm thuộc quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ ngày càng tăng. Theo thống kê của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, năm 2017 có hơn 380.000 lượt khách đã đến tham quan; từ tháng 1- tháng 4/2018 có hơn 130.000 lượt khách; riêng trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay có gần 35.000 lượt khách đã đến tham quan tại các điểm thuộc quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017.

Đồi D, nằm trong cụm Đôminích, gồm 3 ngọn đồi D1, D2, D3, thực dân Pháp lợi dụng địa thế của 3 mỏm đồi này để xây dựng thành vị trí phòng thủ vững chắc, được ví như “một lưới lửa tự động” để sẵn sàng thiêu cháy đối phương ngay từ ngoài tiền duyên. Với cách đánh táo bạo bộ đội ta đào hào vây lấn, chia cắt các cứ điểm địch, tạo thành thòng lọng thít dần. 17h30 phút ngày 30/3/1954 của đợt tấn công thứ 2, cùng với các cao điểm phía Đông khác, quân ta đã tiến công tiêu diệt cứ điểm đồi D, uy hiếp mạnh mẽ phân khu trung tâm, yểm hộ cho các đơn vị bộ binh tiến lên tiêu diệt các cứ điểm xung quanh phân khu trung tâm và tiến tới tiêu diệt Sở chỉ huy của chúng.Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Đồi D, nằm trong cụm Đôminích, gồm 3 ngọn đồi D1, D2, D3, thực dân Pháp lợi dụng địa thế của 3 mỏm đồi này để xây dựng thành vị trí phòng thủ vững chắc, được ví như “một lưới lửa tự động” để sẵn sàng thiêu cháy đối phương ngay từ ngoài tiền duyên. Với cách đánh táo bạo bộ đội ta đào hào vây lấn, chia cắt các cứ điểm địch, tạo thành thòng lọng thít dần. 17h30 phút ngày 30/3/1954 của đợt tấn công thứ 2, cùng với các cao điểm phía Đông khác, quân ta đã tiến công tiêu diệt cứ điểm đồi D, uy hiếp mạnh mẽ phân khu trung tâm, yểm hộ cho các đơn vị bộ binh tiến lên tiêu diệt các cứ điểm xung quanh phân khu trung tâm và tiến tới tiêu diệt Sở chỉ huy của chúng.Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Bà Vũ Thị Tuyết Nga, Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (đơn vị quản lý quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ) cho biết: Lượng du khách đến tham quan tại các điểm thuộc quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ ngày càng tăng. Rất nhiều điểm di tích tiêu biểu đã được đầu tư tôn tạo, phục dựng, gắn với đó là phát huy, khai thác giá trị du lịch, góp phần thu hút du khách. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các di tích cũng được ngành chức năng của tỉnh quan tâm thực hiện. Trong đó, công tác thuyết minh, tuyên truyền tại các điểm di tích đã được quan tâm đặc biệt.

Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là nơi Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng chân trong vòng 105 ngày (từ ngày 31/1/1954 đến 15/5/1954). Các cơ quan của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ, chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km2, được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau có hầm hào, lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương của Bộ chỉ huy chiến dịch đảm bảo được bí mật và an toàn tuyệt đối. Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biện Phủ. Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày mùng 7/5/1954. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là nơi Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng chân trong vòng 105 ngày (từ ngày 31/1/1954 đến 15/5/1954). Các cơ quan của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ, chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km2, được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau có hầm hào, lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương của Bộ chỉ huy chiến dịch đảm bảo được bí mật và an toàn tuyệt đối. Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biện Phủ. Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày mùng 7/5/1954. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Ngoài việc bảo tồn, giữ gìn giá trị lịch sử tại các điểm di tích, tỉnh Điện Biên cũng quan tâm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp để thu hút du khách.

Đồi A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong dãy đồi phía Đông, bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là tấm là chắn cuối cùng, chiếc chìa khóa mở cánh cửa vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Người Pháp gọi là Eliane 2, đồi cao hơn mặt đất 49m, dài 200m, rộng 80m hình bầu dục, nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Điểm cao A1 có tác dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Đồi A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong dãy đồi phía Đông, bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là tấm là chắn cuối cùng, chiếc chìa khóa mở cánh cửa vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Người Pháp gọi là Eliane 2, đồi cao hơn mặt đất 49m, dài 200m, rộng 80m hình bầu dục, nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Điểm cao A1 có tác dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Tuy nhiên theo chính quyền tỉnh Điện Biên, việc trùng tu tôn tạo các di tích hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương. Công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và vướng mắc nhiều về cơ chế. Công trình duy nhất đến thời điểm này được  đầu tư quy mô theo hình thức này là phần mái che hiện vật ngoài trời bằng kính cường lực cho 13 hiện vật và di tích được triển khai trong các năm 2012 và 2013. Để có thể tiếp tục xây dựng đề án phục dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ, tầm nhìn đến năm 2030, cần có cơ chế đảm bảo hơn nhằm thu hút các nguồn đầu tư.

Toàn cảnh khu di tích Đồi A1. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Toàn cảnh khu di tích Đồi A1. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là định hướng của tỉnh Điện Biên, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế là hiện nay du lịch Điện Biên vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế. Nguyên nhân là do công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị quần thể di tích chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu phát triển.
Cầu Mường Thanh bắc qua sông Nậm Rốm, được quân Pháp gọi là cầu “Prenley”, là cầu dã chiến được làm sẵn và vận chuyển từ nước Pháp sang lắp ghép tại Điện Biên. Ngày này, cầu cách ngã ba đường 279 khoảng 300 m. Đây là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Toàn bộ cây cầu dài 40m, rộng 5m. Hai bên thành cầu là những thanh sắt chống đỡ đơn giản không có trục giữa, sàn cầu lát bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn. Trải qua 64 năm, cầu Mường Thanh vẫn giữ được nguyên gốc như khi mới xây dựng và mãi là “cầu tiến quân lịch sử”. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Cầu Mường Thanh bắc qua sông Nậm Rốm, được quân Pháp gọi là cầu “Prenley”, là cầu dã chiến được làm sẵn và vận chuyển từ nước Pháp sang lắp ghép tại Điện Biên. Ngày này, cầu cách ngã ba đường 279 khoảng 300 m. Đây là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Toàn bộ cây cầu dài 40m, rộng 5m. Hai bên thành cầu là những thanh sắt chống đỡ đơn giản không có trục giữa, sàn cầu lát bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn. Trải qua 64 năm, cầu Mường Thanh vẫn giữ được nguyên gốc như khi mới xây dựng và mãi là “cầu tiến quân lịch sử”. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Để đưa Điện Biên trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc và của cả nước, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di sản văn hóa tỉnh Điện Biên nói chung, di tích chiến trường Điện Biên Phủ nói riêng cần phải được chú trọng hơn nữa. Cùng với đó các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá các điểm đến thuộc quần thể di tích, góp phần phát triển du lịch ở Điện Biên.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ xây dựng tháng 10/2012. Đây à công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc và phần nội dung trưng bày, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, xứng tầm với chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh … đã khái quát sinh động, sắc nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ xây dựng tháng 10/2012. Đây à công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc và phần nội dung trưng bày, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, xứng tầm với chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh … đã khái quát sinh động, sắc nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Đường Võ Nguyên Giáp về đêm. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
Đường Võ Nguyên Giáp về đêm. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Xuân Tư – Xuân Tiến

Có thể bạn quan tâm