Long An phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới

Long An phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới
Ảnh minh họa - TTXVN
Ảnh minh họa - TTXVN

Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí xác định các nhiệm vụ chỉ đạo trọng tâm như sau: Các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Long An thường xuyên theo dõi, dự báo tình hình thời tiết, dịch bệnh, kịp thời thực hiện các biện pháp chống hạn, mặn, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy trình sản xuất, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu; tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngành chức năng tăng cường các hoạt động kiểm tra, xử lý, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng hoặc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; xây dựng chuỗi sản xuất giá trị; quản lý chặt quy hoạch đất đai, tăng cường tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. 

Tại hội nghị, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh nhấn mạnh: Các cấp ủy Đảng, các ngành, địa phương cần tập trung nâng cao chất lượng xã văn hóa, xã nông thôn mới; thường xuyên kiểm tra và kiên quyết rút danh hiệu xã văn hóa, xã nông thôn mới khi những xã này để xảy ra tình trạng ô nhiễm do rác thải, mất trật tự… 

Trong 3 tháng đầu năm 2017, Long An đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất gắn với việc đôn đốc, đẩy mạnh thực hiện chương trình đột phá phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đã được triển khai, nhân rộng, nhất là mô hình các cánh đồng lớn. Các diện tích rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày phát triển khá tốt; riêng với diện tích trồng cây thanh long, toàn tỉnh có hơn 7.720 ha thanh long, trong đó khoảng 5.600 ha đã cho trái với lợi nhuận bình quân 200-400 triệu đồng/ha/năm... Tỉnh Long An cũng chú trọng tổ chức c ác hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết nối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ, bao tiêu nông sản của tỉnh và xuất khẩu. 

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Long An chưa bền vững, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn hạn chế, giá cả chưa ổn định. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đời sống văn hóa còn nhiều bất cập; việc tổ chức phúc tra, công nhận, công nhận lại các xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt danh hiệu văn hóa có lúc, có nơi chưa chặt chẽ...

Có thể bạn quan tâm