Phòng, chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác tại Hà Nội

Phòng, chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác tại Hà Nội
Hình ảnh tổ chức diễn tập tại chợ Hà Vỹ - Lê Lợi - Thường Tín
Hình ảnh tổ chức diễn tập tại chợ Hà Vỹ - Lê Lợi - Thường Tín

Đồng thời, vi rút cúm gia cầm A/H7N9 không gây ra triệu chứng lâm sàng trên gà, nên gà nhiễm vi rút hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, do vậy công tác phát hiện dịch sớm gặp khó khăn nếu như không áp dụng đồng bộ trong sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật.

Lãnh đạo Chi cục kiểm tra, hướng dẫn việc tiêm phòng
Lãnh đạo Chi cục kiểm tra, hướng dẫn việc tiêm phòng

Để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác chưa có ở Việt Nam nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là rất cao. Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 15/3/2107, về kế hoạch Hành động ứng phó khẩn cấp với vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó tập trung thực hiện tốt 11 nội dung trọng tâm mà Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện rất có hiệu quả như sau:

Hình ảnh tập huấn kỹ thuật lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm
Hình ảnh tập huấn kỹ thuật lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm

1. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban chỉ đạo;

2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mức độ nguy hiểm của dịch cúm gia cầm trên các phương tiện thông tin như phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi;

Lấy mẫu kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng
Lấy mẫu kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng

3. Tập huấn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm cho hệ thống thú y cơ sở và các đối tượng có liên quan.

4. Tổ chức diễn tập các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt cúm gia cầm A/H7N9. Chủ động đưa ra các tình huống để diễn tập ứng phó;

5. Thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của UBND thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã thành lập các đoàn kiểm tra và tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn quản lý.

6. Phối hợp và hỗ trợ các tỉnh biên giới, đặc biệt các tỉnh biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc trong việc phòng chống dịch cúm gia cầm nhằm ngăn chặn từ xa không cho dịch bệnh lây lan vào Thành phố.

Hình ảnh vệ sinh tiêu độc môi trường
Hình ảnh vệ sinh tiêu độc môi trường

7. Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút khác trên đàn gia cầm và môi trường nhằm phát hiện sớm để khoanh vùng xử lý nhanh gọn, không để lây lan ra diện rộng;

8. Thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng theo phát động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và triểm khai các đợt vệ sinh tiêu độc theo kế hoạch nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường; Tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% tổng đàn trong diện tiêm.

9. Củng cố và tăng cường hoạt động của các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và các chốt kiểm dịch động vật liên ngành liên ngành nhằm kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia cầm ra, vào Thành phố. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;

Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh ATTP
Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh ATTP

10. Thông tin, báo cáo kịp thời theo đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố 04.33 800 115;

11. Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí, vật tư, trang thiết bị chủ động phòng chống dịch;

Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 11 nội dung quan trọng trên rất có hiệu quả nhằm ngăn chặn không để dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xảy ra trên gia cầm và người tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. 

Tin liên quan: 

Họp Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9


Hà Nội tăng cường phối hợp phòng chống dịch cúm gia cầm

Có thể bạn quan tâm