Gia Lâm hướng tới huyện nông thôn mới trong năm 2017

Gia Lâm hướng tới huyện nông thôn mới trong năm 2017

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm Lê Anh Quân cho biết, huyện đang tập trung triển khai phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch vùng đã được phê duyệt.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng cô và trò Trường mầm non xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
cùng cô và trò Trường mầm non xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Tính đến hết năm 2016, toàn huyện có 17/20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại là Ninh Hiệp, Trung Mầu, Lệ Chi đạt và cơ bản đạt từ 16 tiêu chí trở lên, phấn đấu về đích trong năm 2017. Hiện thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 35 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh là 99,2%, trong đó tỷ lệ được dùng nước sạch đạt 52%.

Huyện Gia Lâm đã tập trung triển khai Đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình chăn nuôi Trang trại Xanh tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm bếp ăn của Trường mầm non xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm đã tập trung triển khai Đề án phát triển
vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh
giai đoạn 2016 - 2020.
Huyện Gia Lâm đã tập trung triển khai Đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình chăn nuôi Trang trại Xanh tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm bếp ăn của Trường mầm non xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
thăm mô hình chăn nuôi Trang trại Xanh tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm đã tập trung triển khai Đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình chăn nuôi Trang trại Xanh tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm bếp ăn của Trường mầm non xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm
bếp ăn của Trường mầm non xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Đến hết quý I/2017, huyện Gia Lâm có 7/9 tiêu chí huyện NTM đạt gồm: quy hoạch, giao thông, điện, y tế - văn hóa - giáo dục, sản xuất, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng NTM, còn lại 2 tiêu chí cơ bản đạt gồm thủy lợi và môi trường.

Công tác dồn điền đổi thửa tại 5 xã với tổng diện tích là hơn 1.300 ha. Đến nay, huyện đã phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa cho hơn 6.900 hộ gia đình, cá nhân trên 24/30 thôn với tổng diện tích đã giao cho các hộ hơn 1.100ha. Đồng thời, triển khai công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tới các xã, thị trấn, đến nay đã thực hiện được hơn 6.500 giấy, đạt tỷ lệ 95,1%.

Đến hết quý I/2017, huyện Gia Lâm có 7/9 tiêu chí huyện nông thôn mới đạt, trong đó có tiêu chí giao thông.
Đến hết quý I/2017, huyện Gia Lâm có 7/9 tiêu chí
huyện nông thôn mới đạt, trong đó có tiêu chí giao thông.

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình 02 của huyện Gia Lâm, đặc biệt là kết quả xây dựng NTM. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị huyện cần tập trung quyết liệt hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Trong đó, phát huy lợi thế là vị trí đầu mối giao thông quan trọng cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, nối với các tỉnh trong tam giác kinh tế trọng điểm như Hải Phòng, Quảng Ninh. Do đó, huyện cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng NTM và phát triển đô thị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện Gia Lâm cần tập trung nguồn lực đầu tư, quyết tâm đưa huyện Gia Lâm đạt chuẩn NTM trong năm 2017.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
đề nghị huyện Gia Lâm 
cần tập trung nguồn lực đầu tư,
quyết tâm đưa huyện Gia Lâm đạt chuẩn NTM trong năm 2017. 

Đối với Chương trình 02, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị huyện Gia Lâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực để xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị…

Có thể bạn quan tâm