Rượu cần - món quà độc đáo của núi rừng

Rượu cần - món quà độc đáo của núi rừng
Vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) vào những ngày tháng 4, ai nấy đều không khỏi rạo rực bởi tiếng cồng chiêng vang vọng của lễ hội hiến trâu, hương thơm phức từ những ché rượu cần tỏa ra ở các gian nhà sàn.
Vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) vào những ngày tháng 4, ai nấy đều không khỏi rạo rực bởi tiếng cồng chiêng vang vọng của lễ hội hiến trâu, hương thơm phức từ những ché rượu cần tỏa ra ở các gian nhà sàn.
Là con cháu trong gia đình hiến trâu, lại biết cách chế biến rượu cần, nên dịp này, chị Đinh Thị Hòa (áo đỏ, 40 tuổi, thôn Mang Châu, xã Sơn Bua) cùng người thân muốn dành ít thời gian trổ tài nấu rượu cho bà con, chòm xóm cùng thưởng thức.
Là con cháu trong gia đình hiến trâu, lại biết cách chế biến rượu cần, nên dịp này, chị Đinh Thị Hòa (áo đỏ, 40 tuổi, thôn Mang Châu, xã Sơn Bua) cùng người thân muốn dành ít thời gian trổ tài nấu rượu cho bà con, chòm xóm cùng thưởng thức.
Để có ché rượu thơm ngon, chị Hòa phải mang gùi vào tận rừng sâu hái lá làm men rượu, một vật phẩm của tự nhiên không thể thiếu trong chế biến rượu cần.
Để có ché rượu thơm ngon, chị Hòa phải mang gùi vào tận rừng sâu hái lá làm men rượu, một vật phẩm của tự nhiên không thể thiếu trong chế biến rượu cần.
Lá men được rửa sạch tại suối.
Lá men được rửa sạch tại suối.
Cận cảnh loại lá tạo men. “Loại lá này khi ủ cùng gạo nếp sẽ tạo nên một hợp chất ngọt ngào trong rượu, cùng sự hoà hợp âm dương, giúp cho người uống không bị đau đầu, đau bụng”, chị Hòa cho biết.
Cận cảnh loại lá tạo men. “Loại lá này khi ủ cùng gạo nếp sẽ tạo nên một hợp chất ngọt ngào trong rượu, cùng sự hoà hợp âm dương, giúp cho người uống không bị đau đầu, đau bụng”, chị Hòa cho biết.
Một nguyên liệu chính không thể thiếu là nếp rẫy, được bà con để dành trong mùa vụ năm ngoái. Trung bình, với một ché rựơu 5 lít, chị Hòa thường chuẩn bị 20 lon nếp.
Một nguyên liệu chính không thể thiếu là nếp rẫy, được bà con để dành trong mùa vụ năm ngoái. Trung bình, với một ché rựơu 5 lít, chị Hòa thường chuẩn bị 20 lon nếp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, chị Hòa bắt đầu chế biến. Để tạo ra men rượu tự nhiên, chị Hòa phải tuân thủ đúng và đủ các công đoạn.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, chị Hòa bắt đầu chế biến. Để tạo ra men rượu tự nhiên, chị Hòa phải tuân thủ đúng và đủ các công đoạn. 
Thường thì cứ một nắm gạo nếp, chị bứt khoảng 4 lá men. Sau đó lấy lá và gạo vò nhuyễn với nhau, bỏ vào ché cho đến khi đủ lượng mong muốn.
Thường thì cứ một nắm gạo nếp, chị bứt khoảng 4 lá men. Sau đó lấy lá và gạo vò nhuyễn với nhau, bỏ vào ché cho đến khi đủ lượng mong muốn. 
Muốn rượu có vị ngọt thì cho ít lá và ngược lại cho nhiều lá men nếu người chế biến muốn rượu có vị đắng.
Muốn rượu có vị ngọt thì cho ít lá và ngược lại cho nhiều lá men nếu người chế biến muốn rượu có vị đắng.
Xong xuôi các công đoạn, rượu cần sẽ được đem cất cẩn thận vào một góc trong nhà để ủ lên men. Đến khi nếp ngấm lá men, có mùi thật nồng là uống được. Với đồng bào Ca dong, rượu cần được lên men đúng 7 ngày mới đem ra uống.
Xong xuôi các công đoạn, rượu cần sẽ được đem cất cẩn thận vào một góc trong nhà để ủ lên men. Đến khi nếp ngấm lá men, có mùi thật nồng là uống được. Với đồng bào Ca dong, rượu cần được lên men đúng 7 ngày mới đem ra uống.
Rượu cần không uống bằng chén hay bằng ly mà bằng một dụng cụ đặc biệt là “cần”. Rượu được xem như là một sản vật của núi rừng. Người dân thường dùng để mời khách hoặc uống trong các dịp lễ hội.
Rượu cần không uống bằng chén hay bằng ly mà bằng một dụng cụ đặc biệt là “cần”. Rượu được xem như là một sản vật của núi rừng. Người dân thường dùng để mời khách hoặc uống trong các dịp lễ hội. 
Thiên Hậu - Bùi Hồng (Theo baoquangngai.vn)

Có thể bạn quan tâm