Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9:

Cuộc sống mới ở vùng căn cứ cách mạng Pú Nhung

Cuộc sống mới ở vùng căn cứ cách mạng Pú Nhung
Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại xã Pú Nhung. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại xã Pú Nhung. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Nhiều năm qua, phát huy truyền thống Anh hùng của vùng căn cứ Cách mạng, với tinh thần chung tay, dám nghĩ và quyết làm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây đã xây dựng cuộc sống ngày một đi lên. Hai bên con đường dài hàng chục km đấu nối với Quốc lộ 6 dẫn vào xã Pú Nhung là bạt ngàn màu xanh của những nương sắn, dứa và thung lũng trồng lúa chạy dài theo con đường. Trên địa bàn xã còn có Khu tưởng niệm Anh hùng Vừ A Dính và 17 liệt sĩ là những người con trung kiên đã từng hoạt động bí mật, làm du kích, nuôi giấu cán bộ, tiếp tế lương thực cho cán bộ Việt Minh cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Người dân Pú Nhung tích cực lao động, sản xuất đời sống từng bước nâng lên. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Người dân Pú Nhung tích cực lao động, sản xuất đời sống từng bước nâng lên. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Người dân Pú Nhung tích cực lao động, sản xuất đời sống từng bước nâng lên. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Người dân Pú Nhung tích cực lao động, sản xuất đời sống từng bước nâng lên. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Trung tâm xã Pú Nhung nằm trong một thung lũng có các các trụ sở cơ quan  bưu điện, trạm y tế xã, 3 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, nhà dân được xây dựng dọc hai bên trục đường chính đã được nhựa hóa rộng rãi. Tại bản Phiêng Pi A có  nhiều căn nhà gỗ thưng ván, mái lợp tôn hoặc prô-xi măng; khuôn viên sân nhà được che chắn bằng tường bao, ... Ông Mùa Súa Vừ, 56 tuổi, bản Phiêng Pi A, xã Pú Nhung cho biết: Cách đây khoảng 4 năm, bản Phiêng Pi được tách thành hai bản Phiêng Pi A và Phiêng Pi B, hiện tại Phiêng Pi A có khoảng 90 hộ dân tộc Mông sinh sống. Nhiều năm qua, gia đình ông (có 6 nhân khẩu) luôn trồng 2 ha ngô, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 10 tấn ngô/vụ, lúa nương cho thu hoạch khoảng 2 tấn/năm; đàn gia cầm các loại khoảng 60 con và 2 con trâu để phục vụ cày kéo trong nông nghiệp. Kinh tế gia đình chưa giàu nhưng ông và các gia đình khác trong bản không còn lo đói nữa, cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. Gần 4 năm nay, người dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế khi trồng mía, dứa để khai thác tiềm năng, lợi thế quỹ đất, thổ nhưỡng. Vui mừng hơn cả là các cháu nhỏ độ tuổi đến trường đều được đi học đầy đủ. Ở xã đã có nhiều cháu đã thi đỗ cao đẳng, đại học. Người dân được sử dụng điện lưới quốc gia thắp sáng, sinh hoạt, sản xuất; nhà nào cũng có xe máy, tivi. Cũng theo ông Vừ, người dân sinh sống ở Pú Nhung luôn ý thức và tự hào về vùng đất truyền thống Cách mạng, do đó nhân dân luôn đoàn kết, tin tưởng vào những định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ, chính quyền để cùng chung tay phát triển sản xuất kinh tế. Người dân luôn ý thức được rằng phải bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn để từ đó yên tâm phát triển kinh tế.
Trường Trung học cơ sở mang tên Vừ A Dính. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Trường Trung học cơ sở mang tên Vừ A Dính. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Theo ông Sùng Dũng Phía, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo: Xuất phát từ đặc điểm là xã còn khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí còn hạn chế, thời tiết cực đoan, Đảng bộ, chính quyền xã xác định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền xã Pú Nhung. Từ thực tiễn ấy, những năm qua, Đảng bộ xã đã xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động hướng tới chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; khuyến khích xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình trong sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của những nghị quyết, chương trình để củng cố niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở luôn chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chương trình. Đến nay Pú Nhung đã có hơn 10ha lúa mùa (năng suất gần 50tạ/ha), hơn 150 ha lúa nương (năng suất 15 tạ/ha), gần 900 ha ngô (năng suất gần 30tạ/ha), 70 ha đậu tương (năng suất 12tạ/ha), 40 ha lạc . Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn còn trồng hơn 260 ha sắn, 20 ha dứa, hơn 16 ha cà phê, 25 ha mía… Chăn nuôi ở Pú Nhung có những kết quả nổi bật với tổng đàn gia súc đạt gần 4.800 con; tổng đàn gia cầm gần 12.200 con, hơn 20 ha nuôi trồng thủy sản... Hiện ở Pú Nhung có 3 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào; hằng năm các trường luôn tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì sĩ số học sinh; kết quả chuyển lớp, chuyển cấp đạt từ 98 đến 100%. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã có những đổi thay đáng kể khi điện lưới thắp sáng về tận 10 bản, nhà nào cũng có tivi, loa đài để đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí.
Giờ học trường THCS Vừ A Dính, xã Pú Nhung. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Giờ học trường THCS Vừ A Dính, xã Pú Nhung. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Giờ học trường THCS Vừ A Dính, xã Pú Nhung. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Chủ tịch UBND xã Pú Nhung Sùng Dũng Phía cho biết: Năm 2016, toàn xã có 514/748 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tuy nhiên, dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều qua từng năm, nhưng tỷ lệ đó còn cao với gần 40% hộ nghèo, 27% hộ cận nghèo. Thời gian tới xã sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hướng đến nền kinh tế nông sản hàng hóa xuất ra thị trường, tăng thêm thu nhập cho người dân. Những ngày này, trên các con đường chính qua trung tâm xã, tại các nhà văn hóa của bản, trên những cổng ngõ... rợp màu cờ đỏ sao vàng chuẩn bị chào đón Tết Độc lập 2/9. Vùng căn cứ Cách mạng Pú Nhung đã thực sự khởi sắc.
          Xuân Tiến - Văn Dũng

Có thể bạn quan tâm