Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang
Thủ tướng Nguyễn Xuân phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Biểu dương thành tích toàn diện của tỉnh, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phân tích, quy mô kinh tế của Tuyên Quang còn thấp, rừng chưa thực sự trở thành một thế mạnh để tạo nên nguồn thu của địa phương. Tỷ lệ nghèo còn ở mức cao trong vùng. 

Đề cập đến những tiềm năng của địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không chỉ có truyền thống cách mạng, con người Tuyên Quang còn hết sức cần cù, chịu khó; Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị có khát vọng mạnh mẽ xây dựng, phát triển quê hương. 

Thủ tướng mong muốn, Tuyên Quang sẽ là hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước; là một điển hình về thoát nghèo, cải thiện sinh kế bền vững, tối ưu hóa tài nguyên, giải quyết, nâng cao đời sống cho người dân. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Mặc dù liên tục đạt được mức tăng trưởng đều đặn qua các năm, nhưng Tuyên Quang vẫn còn là một tỉnh nghèo, đời sống của người dân còn khó khăn. Vì vậy, tại buổi làm việc, đề xuất hàng đầu của Tuyên Quang gửi đến Thủ tướng và Chính phủ là đề nghị Trung ương bố trí vốn ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng đường kết nối Tuyên Quang với cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Lãnh đạo địa phương cho rằng, đây là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt để kéo gần khoảng cách với Thủ đô và vùng kinh tế phía Bắc, làm động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội, du lịch, văn hóa trên địa bàn. Đề nghị này nhận được sự tán thành của lãnh đạo các bộ, ngành. 

* Trước đó, chiều 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Nhà máy May Tuyên Quang tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương. Nhà máy do Tập đoàn Dệt may Việt Nam đầu tư với số vốn trên 200 tỉ đồng, đi vào hoạt động từ cuối năm ngoái. Hiện Nhà máy đang giải quyết việc làm cho 600 lao động và dự kiến tạo việc làm cho 1.200 lao động. 
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà máy May Tuyên Quang (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà máy May Tuyên Quang (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Có thể bạn quan tâm