Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên

Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên
Sáng 20/6/2016, tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
 Sáng 20/6/2016, tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN


Sau khi chỉ ra một loạt nguyên nhân dẫn đến mất rừng như: Rừng còn vô chủ; lực lượng chức năng chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ, phát triển và quản lý rừng; tiêu cực tham nhũng trong một bộ phận cán bộ bảo vệ rừng; tình trạng di dân tự do đến phá rừng, lấy đất trồng cây công nghiệp, Thủ tướng kết luận: Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Không chuyển 2,25 triệu ha từng tự nhiên còn lại sang mục đích khác. Không chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp. 

Tiếp đó, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ, rừng tự nhiên, sắp xếp lại các nông, lâm trường để đảm bảo đất rừng có chủ, ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đất rừng; dừng hoạt động các dự án không trồng rừng thay thế, không chi trả chi phí bồi thường đất rừng và rừng... Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững, phấn đấu đến 2020 nâng tỷ lệ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên lên 59% . 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN


Đây thực sự là một quyết định “cứu sống” rừng Tây Nguyên. Cũng là điều người dân Tây Nguyên trông chờ Chính phủ đã lâu. Một quyết định không chỉ hợp lòng dân mà còn mang theo các giải pháp khả thi, giải quyết tận gốc tệ nạn phá rừng và tạo cơ chế để bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng. Phân tích của Thủ tướng như một sự tổng kết, đánh giá về tài nguyên rừng Tây Nguyên, chỉ rõ những nguyên nhân làm mất rừng để những người có trách nhiệm nhận diện đúng những khó khăn và dự liệu được công việc phải làm đối với sự phát triển bền vững của Tây Nguyên. 


Có thể bạn quan tâm