Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Theo bà Marjolijn Sonnema, Thứ trưởng phụ trách Nông nghiệp – Bộ Kinh tế Hà Lan, Việt Nam đang tăng trưởng mạnh về kinh tế, nhưng đồng thời biến đổi khí hậu cũng gây áp lực lớn cho ngành nông nghiệp, cả về lương thực thực phẩm cho người dân và xuất khẩu.

Hà Lan hiện là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng đầu trên thế giới nhờ những ứng dụng công nghệ và các sáng kiến vào nông nghiệp. Các doanh nghiệp Hà Lan có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững và muốn tham gia hỗ trợ, phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam. 
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Tại buổi Tọa đàm, các doanh nghiệp Hà Lan cũng chia sẻ nhiều thông tin xoay quanh nội dung về chuyển đổi nông nghiệp để hướng tới sự phát triển bền vững; những giải pháp khả thi đối với dự án tăng năng suất vụ mùa trong điều kiện đất nhiễm mặn và khô hạn như vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sáng kiến thành lập chuỗi sản xuất bền vững; nhu cầu đầu tạo và huấn luyện trong ngành nông nghiệp Việt Nam. 
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về nông nghiệp giữa doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về nông nghiệp giữa doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Đại diện Công ty East West Seed đánh giá, với sự phát triển dân số toàn cầu hiện nay, đến năm 2050, năng suất nông nghiệp phải tăng khoảng 70% mới đáp ứng được như cầu về lương thực. Vì vậy, việc nghiên cứu tạo giống mới với năng suất tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên như thiếu nước, đất nhiễm mặn được thực hiện. Muốn làm được như vậy phải chú trọng đến các hộ nông dân nhỏ, bởi những sáng kiến phải bắt nguồn từ nhu cầu của cơ sở.  
Các đại biểu trao đổi bên lề. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Các đại biểu trao đổi bên lề. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Thời gian qua, Việt Nam và Hà Lan có nhiều thỏa thuận hợp tác cụ thể trong phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực thực phẩm, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước…

Đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho rằng, để triển khai các dự án về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện nguồn vốn ODA cũng như ngân sách hạn chế, sự tham gia của kinh tế tư nhân sẽ rất quan trọng. Việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, tăng giá trị trong sản xuất. 

Nhiều chuyên gia Hà Lan cũng cho rằng, để hướng tới phát triển bền vững, cần chú trọng công nghiệp hóa về nông nghiệp, tăng chất lượng sản phẩm thay vì số lượng; hướng nông dân sử dụng nguồn nước hợp lý trong sản xuất; cân chỉnh lại hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các vùng nuôi thủy sản hợp lý./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm