Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cam ở Nghệ An

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cam ở Nghệ An
Vườn cam trồng theo quy trình VietGAP ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho chất lượng quả và năng suất cao. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Vườn cam trồng theo quy trình VietGAP ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An)  cho chất lượng quả và năng suất cao. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Với mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An tiến hành quy hoạch cụ thể vùng trồng cam; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, giống, đưa nhanh kiến thức khoa học kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào áp dụng. Hiện nay, diện tích cam ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An đã đạt trên 265 ha, chiếm gần 6% tổng diện tích sản xuất cam của tỉnh; trong đó, người dân đầu tư 200 ha, doanh nghiệp đầu tư 65 ha; năng suất bình quân từ 17 - 18 tấn/ ha. Tại địa phương đã có một số mô hình, cách làm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam thành công, đơn cử như ứng dụng công nghệ trong tưới nhỏ giọt cho cam   với diện tích 220 ha tại các huyện Qùy Hợp, Tân Kỳ, Nghi Lộc; dự án sản xuất cam của xã Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Đàn) áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân… Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam vẫn đang bộc lộ nhiều bất cập. Nổi lên đó là mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cam; công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ cao mới tập trung ở một số doanh nghiệp, người tiêu dùng rất khó phân biệt được sản phẩm cam ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm thông thường.
Vườn cam trồng theo quy trình VietGAP cho chất lượng quả và năng suất cao hơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Vườn cam trồng theo quy trình VietGAP cho chất lượng quả và năng suất cao hơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Mặt khác, số doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vao sản xuất cam còn ít; hiện tại địa phương vẫn đang thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, các hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam. Khắc phục tình trạng trên, tỉnh Nghệ An sẽ quản lý chặt chẽ các vùng sản xuất cam ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch đã được phê duyệt; trong đó, chú trọng đến việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ để tập trung ruộng đất nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài về đất đai. Đồng thời, xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam; phấn đấu các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam đạt thu nhập trên 500 triệu đồng/ha.
          Nguyễn Văn Nhật

Có thể bạn quan tâm