Tràm tăng giá giúp người trồng lãi cao

Tràm tăng giá giúp người trồng lãi cao
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, hiện tỉnh có trên 6.000 ha rừng, tập trung ở các huyện như Tháp Mười, Tam Nông...Trong đó, hơn 2.600 ha là rừng đặc dụng; trên 1,1 ha rừng phòng hộ và hơn 2.200 ha rừng sản xuất. Phần lớn diện tích rừng được Cục kiểm lâm giao khoán cho hộ dân canh tác để trồng tràm. 
 
Mua bán tràm tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.
 Mua bán tràm tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.

Nhiều nông hộ trên địa bàn xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười đang khai thác tràm cho biết, giá tràm tại thời điểm tháng 4/2017 tăng vọt so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, đối với tràm 6 - 7 năm tuổi, thương lái vào tận nơi thu mua với giá 120 - 160 triệu đồng/ha (tăng từ 40 - 60 triệu đồng/ha). 

Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ trồng tràm thu lãi 80 - 120 triệu/ha.
Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ trồng tràm thu lãi 80 - 120 triệu/ha. 

Ông Huỳnh Văn Bé Tư cho biết , hiện người dân trồng chủ yếu 2 loại tràm là tràm Australia và tràm rừng truyền thống. So với cây tràm rừng truyền thống, giống tràm Australia cho hiệu quả kinh tế gấp đôi, thời gian sinh trưởng ngắn hơn, trung bình chỉ mất 3 - 3,5 năm đã có thể sử dụng làm tràm cừ phục vụ xây dựng công trình. 

Vận chuyển tràm tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.
 Vận chuyển tràm tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.

Ông Phạm Văn Minh, Đội phó đội bảo vệ rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười cho biết, những năm gần đây, ý thức của người dân có sự chuyển biến tích cực, không còn nạn người dân phá tràm trồng lúa. 

Cũng theo ông Minh, với giá bán cao như hiện nay giúp cuộc sống của người dân trên lâm phần rừng tràm ổn định hơn. Thu nhập khá từ cây tràm giúp người dân có điều kiện cải thiện cuộc sống, đồng thời, tạo lòng tin cho người dân tiếp tục bám và bảo vệ rừng trong thời gian tới.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm