Thu nhập cao từ trồng rau an toàn

Thu nhập cao từ trồng rau an toàn
UBND huyện Hòa Vang đã chuyển đổi 15 ha sản xuất lúa kém hiệu quả sang quy hoạch trồng rau an toàn. Đây là diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau thuộc dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” (QSEAP). Qua 2 năm triển khai, dự án này giúp nhiều hộ nông dân nơi đây thoát nghèo và có thu nhập ổn định từ việc trồng rau an toàn. 
 
Rau quả tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang được đóng gói để đưa đi tiêu thụ.
Rau quả tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang được đóng gói để đưa đi tiêu thụ.

Nhờ kịp thời chuyển đổi diện tích canh tác rau màu kém hiệu quả sang trồng các loại rau, đến nay, gia đình ông Nguyễn Lương Bảy, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương có thu nhập ổn định, từ 9 sào rau. Ông Bảy cho biết, năm 2015, ông đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng rau màu kém hiệu quả sang trồng các loại rau ngắn ngày. Được nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, khung làm nhà lưới và kỹ thuật chăm sóc rau giúp gia đình ông và các hộ dân nơi đây có thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng các loại cây rau màu. Đến nay, 9 sào rau, mỗi ngày cho thu hoạch trên 50 kg, trừ chi phí gia đình ông Bảy thu về từ 300.000 - 400.000 đồng/ngày. 

Theo ông Bảy, dù chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng bù lại rau ít bị thiệt hại do sâu bệnh, trong nhà lưới dễ chăm sóc, năng suất cao hơn hẳn so với trồng theo phương thức truyền thống. Hiện gia đình ông đầu tư thêm một số trang thiết bị máy móc để làm đất, đồng thời mở rộng diện tích canh tác. 
Mô hình trồng rau ăn toàn tại, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) được trồng trong hệ thống nhà lưới khép kín.
 Mô hình trồng rau ăn toàn tại, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) được trồng trong hệ thống nhà lưới khép kín.

Ông Võ Mạnh, thôn Phú Sơn Nam cho biết, năm 2015, dự án trồng rau an toàn được triển khai khiến nhiều nông dân lo lắng bởi từ lâu người dân nơi đây chỉ quen với trồng các loại cây rau màu và trồng lúa. Được dự án hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc, gia đình ông mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích 3 sào sang trồng các loại rau ăn lá và rau ăn quả. Nếu trước đây trồng lúa và cây màu, năm được mùa gia đình ông thu về khoảng 1 triệu đồng, trồng rau an toàn mỗi năm gia đình ông thu 4-5 triệu đồng/năm. Hiện gia đình ông Mạnh đã thuê thêm 2 sào để trồng rau an toàn. 

Rau quả tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang được phân loại và đóng gói để đưa đi tiêu thụ.
 Rau quả tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang được phân loại và đóng gói để đưa đi tiêu thụ. 

Bà Ngô Thị Thu Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Ngư Nông Lâm thành phố Đà Nẵng, những năm qua, Trung tâm phối hợp với các địa phương chuyển đổi những diện tích canh tác kém hiệu quả để triển khai mô hình sản xuất rau và cây ăn quả theo hướng an toàn, bền vững tại một số vùng rau. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương trồng 8,1 ha rau, tập trung ở các vùng rau La Hường (quận Cẩm Lệ) và vùng rau Phú Sơn Nam (huyện Hòa Vang), với mức thu nhập ước đạt từ 50 - 80 triệu đồng/ha/vụ, hiệu quả kinh tế nâng cao gấp 4- 8 lần, so với trồng lúa. 

Mô hình trồng rau ăn toàn tại, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) được trồng trong hệ thống nhà lưới khép kín.
 Mô hình trồng rau ăn toàn tại, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) được trồng trong hệ thống nhà lưới khép kín. 

Bên cạnh việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, Trung tâm còn hỗ trợ kỹ thuật giúp người dân xây dựng mô hình tưới nước tự động để sản xuất rau. Mô hình này giúp nông dân tiết kiệm tối đa công tưới nước, giảm chi phí, giải phóng lao động bằng thủ công. 

Đà Nẵng hiện đã quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng tại 5 vùng rau để sản xuất rau an toàn, với diện tích trên 86 ha, tập trung ở huyện Hòa Vang (72ha), quận Cẩm Lệ (14ha). Trong đó, thành phố triển khai sản xuất trên 35 ha rau an toàn, 11 ha rau được chứng nhận VietGap. 

Theo ông Nguyễn Văn Lý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang, từ hiệu quả của việc chuyển đổi cây trồng tại vùng rau Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi những diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng những loại rau ăn lá, rau ăn quả an toàn, từng bước xây dựng những vùng rau chuyên canh. 
Mô hình trồng rau ăn toàn tại, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) được trồng trong hệ thống nhà lưới khép kín.
Mô hình trồng rau ăn toàn tại, thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) được trồng trong hệ thống nhà lưới khép kín. 

Năm 2016, huyện Hòa Vang ban hành và triển khai “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị” giai đoạn 2016 - 2020, với tổng chi phí 50 tỷ đồng. Theo đó, Hòa Vang đặt mục tiêu phấn đấu hàng năm có từ 10 - 20% diện tích sản xuất chuyên canh được ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm có từ 2-3 nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa được xây dựng. 

Người dân tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang thu hoạch rau quả.
 Người dân tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang thu hoạch rau quả. 

Đối với các diện tích trồng rau, trước mắt huyện Hòa Vang sẽ tiếp phát triển và duy trì vùng rau an toàn hiện có với diện tích 65,5 ha, trong đó, huyện tập trung đầu tư hệ thống tưới thẩm thấu từ 15-20 ha kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ hóa lỏng; xây dựng hệ thống nhà lưới, ẩm độ tưới tự động sản xuất rau cao cấp quy mô 2 - 5ha, với các loại cây như: dưa lưới ruột vàng, dưa hấu trái vụ, các loại rau ăn lá. Huyện Hòa Vang phấn đấu đến năm 2020 có 40% diện tích rau chuyên canh ứng dụng nhà lưới áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, xử lý thuốc vi sinh, dùng phân bón hữu cơ hóa lỏng. 

Bên cạnh đó, huyện Hòa Vang sẽ tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất rau ứng ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 87,7 ha; trong đó, huyện đã có phê duyệt quy hoạch gồm 4 vùng rau dự án QSEAP, với diện tích 57,7 ha; tập trung chủ yếu tại các vùng rau chuyên canh tại xã Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Nhơn và Hòa Phong../. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm