Tăng thu nhập từ phát triển cây dổi ở Chí Đạo

Tăng thu nhập từ phát triển cây dổi ở Chí Đạo
Chị Nhâm lao động thủ công tách vỏ hạt dổi. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
 Chị Nhâm lao động thủ công tách vỏ hạt dổi. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Trước đây, người miền núi đi rừng thường mang hạt dổi đựng ống nứa cất trên gác bếp. Mỗi khi dùng sử dụng vài hạt nướng bằng cặp nặp trên than củi ửng hồng. Hạt dổi nướng thơm lừng được giã cùng muối trắng khô kỹ đựng trong vỏ quả bầu già làm thành muối dổi. Muối dổi dùng  chấm thịt gà, thịt lợn, làm gia vị cho nhiều món ẩm thực đặc biệt là món thịt gà nấu măng chua. Hạt dổi được ngâm rượu dùng làm thuốc xoa bóp. Anh Bùi Văn Luyến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chí Đạo chia sẻ, cây dổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, không cong vênh, có mùi thơm.  Nhiều năm nay, hạt dổi thơm được sử dụng làm gia vị với giá trên dưới 2 triệu đồng/kg hạt khô. Đây có thể coi là cây xóa đói giảm nghèo của người dân tại địa phương.
Vườn dổi 18 năm tuổi của anh Bùi Văn Rạn. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Vườn dổi 18 năm tuổi của anh Bùi Văn Rạn. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Vợ chồng anh Bùi Văn Rạn, Bùi Thị Nhâm, xóm Be Trên có 2000 m2 đất vườn; trong đó, có 4 cây dổi cổ thụ do ông cha để lại. Đến nay, vườn nhà có 35 cây dổi, hàng năm thu hoạch khoảng 200 kg hạt dổi tươi. Từ năm 2013 đến nay, gia đình anh làm vườn ươm cây dổi, mỗi năm cung ứng cho thị trường trên dưới 1 vạn cây giống, giá bán 4.500 đồng cây, trừ chi phí thu về khoảng 500 triệu đồng. Từ hiệu quả kinh tế do cây dổi mang lại, khoảng chục năm lại đây, người dân trong xã không chặt bán cây. Hiện nhiều hộ dân xã Chí Đạo  phát triển nhân rộng trồng thành rừng, trồng được hai vạn cây dổi ở các độ tuổi; trong đó, 3.000 cây đã cho quả. Ưu điểm phát triển của cây dổi không nhiều công chăm sóc, bảo vệ. Sản phẩm là hạt dễ thu hoạch, bảo quản, chỉ cần phơi khô, không sợ hỏng, mốc và bán được quanh năm. Cây dổi trồng tám năm là ra hoa, bói hạt, nếu trồng cây ghép 4 năm ra hoa. Cây càng lâu năm, giá trị càng cao, tính bằng lượng vàng.
Chị Bùi Thị Nhâm chăm sóc vườn dổi giống. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
 Chị Bùi Thị Nhâm chăm sóc vườn dổi giống. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Khi cây dổi ở rừng tự nhiên không còn nhiều, hạt dổi Chí Đạo trở thành đặc sản bởi trữ lượng tinh dầu cao, mùi vị thơm, không đắng và không có sự pha trộn các loại hạt có hình dạng tương tự. ... Giá trị của cây dổi được khẳng định khi nhãn hiệu tập thể "Hạt dổi Lạc Sơn” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ ngày 18/12/2014. Xã Chí Đạo có số lượng hộ trồng, cây trồng, sản lượng và chất lượng hạt dổi cao nhất tỉnh. Đây là cơ hội giúp sản phẩm hạt dổi Chí Đạo xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường, vươn tới các tỉnh, thành phố trong cả nước và tiến tới khai thác tiềm năng xuất khẩu.
Nhan Sinh

Có thể bạn quan tâm