Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh ở Cà Mau đạt hiệu quả cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh ở Cà Mau đạt hiệu quả cao
Cụ thể, mô hình nuôi ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi đạt năng suất đạt 32 tấn/ha/vụ, trọng lượng tôm trung bình 40 con/kg, giá bán 150.000 đ/kg, lợi nhuận 2,55 tỷ đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Đất Mới huyện Năm Căn đạt năng suất 21,5 tấn/ha/vụ, tỷ lệ tôm sống 90%, trọng lượng 40 con/kg, giá 150.000 đ/kg, lợi nhuận 1,37 tỷ đồng/ha. 

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có nhiều ưu điểm như: nuôi được mật độ cao, kích cỡ tôm lớn, tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh... Ảnh minh họa: Internet.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có nhiều ưu điểm như: nuôi được mật độ cao, kích cỡ tôm lớn, tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh... Ảnh minh họa: Internet.

Hay  mô hình nuôi ở xã Lương Thế Trân huyện Cái Nước, năng suất 17,3 tấn/ha/vụ, trọng lượng 65 con /kg, giá bán 112.500 đ/kg, lợi nhuận 475 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Phú Tân huyện Phú Tân, năng suất 20 tấn/ha/vụ, trọng lượng 60 con/kg, giá bán 125.000 đ/kg, lợi nhuận 575 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Hòa Tân thành phố Cà Mau, năng suất đạt 24 tấn/ha, trọng lượng 35 con /kg, giá bán 160.000 đ /kg, lợi nhuận 975 triệu đồng. 

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cho năng suất cao đã mở ra triển vọng dành cho người nuôi tôm tỉnh Cà Mau. Theo Trung tâm khuyến nông, ưu điểm của mô hình nuôi này là nuôi được mật độ cao, kích cỡ tôm lớn, năng suất bình quân lên tới 25 tấn/ha. Tiếp đến là nuôi được nhiều vụ trong năm do rút ngắn được thời gian cải tạo ao nuôi; hạn chế được dịch bệnh cho tôm do nuôi theo quy trình khép kín. Đồng thời, hạn chế gây ô nhiễm môi trường do nguồn nước được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, không sử dụng kháng sinh suốt quá trình nuôi nên sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. 

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cho năng suất cao đã mở ra triển vọng dành cho người nuôi tôm tỉnh Cà Mau. Ảnh minh họa: Internet.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cho năng suất cao đã mở ra triển vọng dành cho người nuôi tôm tỉnh Cà Mau. Ảnh minh họa: Internet.

Trung tâm khuyến nông cũng đưa ra một số khuyến cáo cho người nuôi tôm theo mô hình này. Đó là, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất cao đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như diện tích canh tác phải lớn do phải thay nước liên tục suốt quá trình nuôi; nguồn điện phải ổn định. Mặc dù điều kiện đòi hỏi có phần khắt khe nhưng không quá sức đối với người nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau vào thời điểm hiện tại nên sắp tới chính quyền địa phương khuyến khích người dân nhân rộng mô hình này./. 
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm