Nghề truyền thống giúp dân thoát nghèo

Nghề truyền thống giúp dân thoát nghèo
Ảnh địa chỉ Câu lạc bộ thổ cẩm ở Tả Phìn
Ảnh địa chỉ Câu lạc bộ thổ cẩm ở Tả Phìn

Sản phẩm dệt thổ cẩm do Câu lạc bộ sản xuất
Sản phẩm dệt thổ cẩm do Câu lạc bộ sản xuất

Chị Thao Thị Sung quảng bá sản phẩm cho người nước ngoài
Chị Thao Thị Sung quảng bá sản phẩm cho người nước ngoài

Hiện nay, chị Thao Thị Sung đang là trưởng Câu lạc bộ Thổ cẩm số 1, thôn  Cang Ngài, Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai có khoảng 50 người tham gia. Sản phẩm thổ cẩm làm ra rất đa dạng như ví thêu, ba lô, túi đựng máy tính, túi xách, khăn trải bàn, móc chìa khóa, quần áo… Tất cả sản phẩm này đều được làm bằng tay và nguyên liệu tự nhiên trồng ở trong bản nên thân thiện với môi trường như sợi đay, màu nhuộm được chế biến từ hoa, lá, cỏ. Tham gia Câu lạc bộ do chị Thao Thị Sung khởi sướng,  bà con đã có thêm thu nhập, người làm ít thì cũng được 500.000 nghìn mỗi tháng, người làm nhiều thì được 5 triệu đồng.

Chị Thao Thị Sung với giải nhì cuộc thi “ sáng kiến giảm nghèo bền vững…”
Chị Thao Thị Sung với giải nhì cuộc thi “ sáng kiến giảm nghèo bền vững…”

Chị Thao Thị Sung cùng với nghệ nhân cao tuổi phối hợp làm nên sản phẩm được dệt thủ công bằng sợi đay
Chị Thao Thị Sung cùng với nghệ nhân cao tuổi phối hợp làm nên sản phẩm được dệt thủ công bằng sợi đay
Nghệ nhân cao tuổi dệt thủ công sản phẩm thổ cẩm
Nghệ nhân cao tuổi dệt thủ công sản phẩm thổ cẩm

Chị Thao Thị Sung cho biết,  để giữ nghề truyền thống của người Mông, chị còn tham gia dạy nghề thổ cẩm cho trẻ em ở một số trường học trong huyện. Các em  biết thêu thổ cẩm, yêu quý chị lại theo chị về Câu lạc bộ để tiếp tục làm nghề có thêm thu nhập giúp gia đình.

Nghệ nhân cao tuổi dệt thủ công sản phẩm thổ cẩm
Nghệ nhân cao tuổi dệt thủ công sản phẩm thổ cẩm

Tham gia thêu, may, là sản phẩm thổ cẩm để có thêm thu nhập
Tham gia thêu, may, là sản phẩm thổ cẩm để có thêm thu nhập

Tham gia thêu, may, là sản phẩm thổ cẩm để có thêm thu nhập
Tham gia thêu, may, là sản phẩm thổ cẩm để có thêm thu nhập

Thao Sung mồ côi cha mẹ từ nhỏ,  đến khi lấy chồng mới được đi học chữ Quốc ngữ,  không chỉ dừng lại chị còn tìm các cụ già có kinh nghiệm trong nghề dệt của người Mông học thêm nghề và học thêm thiết kế, pha màu và học tiếng Anh với mong muốn  quảng bá sản phẩm với khách quốc tế. Từ hai bàn tay trắng, được sự ủng hộ của chồng, Thao Thị Sung đã mạnh dạn vay vốn dành cho hộ nghèo dựng nhà, thành lập câu lạc bộ dệt may thổ cẩm  và nơi đây sẽ là chỗ cho chị em đến tập trung sản xuất, bán hàng, có thu nhập và không phải đeo bám khách du lịch.

Cây tràm được trồng để làm màu nhuộm vải
Cây tràm được trồng để làm màu nhuộm vải

Chị Thao Sung đang truyền nghề cho người trẻ trong CLB
Chị Thao Sung đang truyền nghề cho người trẻ trong CLB 

Cây tràm được trồng để làm màu nhuộm vải
Cây tràm được trồng để làm màu nhuộm vải

Sau nhiều năm nỗ lực vượt nhiều khó khăn, chị đã giúp được nhiều người thoát nghèo. Chị Thao Thị Sung đã được nhận nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý do các tổ chức trao tặng như  năm 2016 chị được trao giải thưởng Lương Đình Của vì những nỗ lực và thành tích trong quảng bá nghề dệt thủ công và tạo ra sản phẩm thổ cẩm cho doanh thu lớn. Không chỉ bán trực tiếp cho khách du lịch khi đến Sa Pa, tiếng tăm thổ cẩm Tả Phìn đã được vang xa qua những lần triển lãm ở các hội chợ lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Pháp, Ðan Mạch. Từ hiệu quả mô hình đem lại tại hội thi sáng kiến giảm nghèo do Bộ LĐTB & XH phát động, mô hình của Thao Thị Sung đã đạt giải nhì.

Ngọc Dung

Có thể bạn quan tâm