Một số kinh nghiệm sản xuất lúa mùa hiệu quả

Một số kinh nghiệm sản xuất lúa mùa hiệu quả
Trước khi cấy lúa mùa cần làm đất kỹ để phòng tránh ngộ độc hữu cơ
Trước khi cấy lúa mùa cần làm đất kỹ để phòng tránh ngộ độc hữu cơ 

Khi sản xuất lúa mùa, bà con cần quan tâm một số vấn đề sau:

Ngộ độc hữu cơ:

- Ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ thường phát triển không đồng đều, chậm lên, cây còi cọc, yếu ớt, không ra rễ mới hoặc rễ thâm đen, có mùi thối và tanh. Vì vậy, cần làm đất sớm, nên sử dụng các máy làm đất có công suất cao để vùi sâu rơm rạ giữ nước trong ruộng để rơm rạ nhanh phân hủy. Bón 30 kg vôi bột/sào (360 m2) hoặc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, các chế phẩm vi sinh phân hủy chất hữu cơ...

- Nên gieo thẳng, cấy nông tay để bộ rễ nằm trên mặt ruộng, hạn chế tác hại của nhiệt độ đất và khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy rơm rạ.

Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh cho lúa mùa
Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh cho lúa mùa 

Bón phân cho lúa mùa:

- Do thời gian sinh trưởng ngắn, cần bón lót cao, bón thúc sớm. Lượng phân bón trung bình mỗi sào: phân chuồng 200 - 250 kg, supe lân 15 kg, urê 8 - 10 kg, kali 7 - 8 kg.

- Nên sử dụng các loại phân bón tổng hợp chuyên dùng, bổ sung phân bón có chứa silic như phân Silica, phân bón có chứa Bo...

Nên gieo thẳng, cấy nông tay để bộ rễ lúa nằm trên mặt ruộng
Nên gieo thẳng, cấy nông tay để bộ rễ lúa nằm trên mặt ruộng 

Phòng trừ sâu bệnh:

Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên đồng ruộng, theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ - liều lượng, đúng lúc, đúng cách) khi phát hiện sâu, bệnh hại lúa: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm hai chấm, rầy nâu, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn...
Huy Hùng - Đình Huệ - Văn Đạt

Có thể bạn quan tâm