Kỹ thuật trồng cây mướp đắng

Kỹ thuật trồng cây mướp đắng
Mướp đắng được chế biến thành món ăn được nhiều người ưa thích
Mướp đắng được chế biến thành món ăn được nhiều người ưa thích
* Thời vụ: Mướp đắng được gieo bằng hạt, thường gieo từ đầu tháng 3 đến tháng 9. Thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 12.
* Làm đất: Nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, có độ PH từ 5,5 - 6,6. Mặt ruộng bằng phẳng dễ tưới và thoát nước. Trước khi gieo hạt phải cày bừa đất kỹ và làm sạch cỏ. Lên luống (liếp) 1,3 - 1,4 m, mặt luống rộng 1 - 1,1 m, cao khoảng 30 cm.

Cắm cọc làm giàn cho mướp đắng leo
Cắm cọc làm giàn cho mướp đắng leo

* Mật độ trồng: Trồng hàng cách hàng 75 - 80 cm, cây cách cây 25 - 30 cm. Mỗi hốc gieo 1 - 2 hạt, 1 ha đất gieo khoảng 5 kg hạt giống, mật độ từ 5 - 5,7 vạn cây/ha. Cần phải làm giàn khi cây cao 25 - 30 cm. Trước khi cắm giàn cần xới đất và vun cao.

* Chăm sóc: Không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới cho cây mướp đắng.
* Bón phân chuồng: Bón lót 15 - 20 tấn/ha, có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với liều lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
Quả mướp đắng có vị đắng, chứa nhiều vitamin
Quả mướp đắng có vị đắng, chứa nhiều vitamin

* Bón phân hóa học: Bón thúc lần 1 khi cây có 4 - 5 lá thật. Lần 2 khi cây bắt đầu nở hoa. Lần 3 khi thu quả đợt 1. Lần 4 khi thu quả đợt 3. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Sử dụng nước phân hoai mục tưới xen kẽ các đợt bón phân hóa học để duy trì sự sinh trưởng của cây. Dùng nguồn nước sạch và tưới vừa đủ cho cây. Cần giữ độ ẩm đất 80 - 85% vào các đợt hoa cái nở rộ.

Cây mướp đắng rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái
Cây mướp đắng rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái

* Phòng trừ sâu bệnh: Cây mướp đắng thường bị một số bệnh hại như: ruồi đục làm quả thối, rụng sớm. Nên thu gom và tiêu hủy quả rụng. Phun ngừa ruồi hoặc dùng báo, bao nylon để bao quả sau khi quả đậu 2 ngày.

Bệnh thán thư do nấm gây nên. Bệnh gây hại trên hoa, cuống, làm thối quả và làm quả rụng sớm. Phun Manzate 200, Mancozeb 80 WP, Antracol 70W, Curzate M8, Copper-B, Topsin-M, Benlat-C 50WP nồng độ 2 - 3%o.

Có thể bạn quan tâm