Kỹ thuật trồng cây đỗ trọng

Kỹ thuật trồng cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng có thể giúp chữa nhiều bệnh thấp khớp, đau lưng... Ảnh: vietq.vn
Cây đỗ trọng có thể giúp chữa nhiều bệnh thấp khớp, đau lưng... Ảnh: vietq.vn
Đỗ trọng  là một loài cây gỗ nhỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc rồi dần dần phát triển và được trồng rộng rãi, cây đỗ trọng đã được nhập giống và trồng tại Việt Nam từ năm 1958 để lấy vỏ do có giá trị cao trong y học cổ truyền trị bệnh phong thấp, đau lựng,… Đặc điểm của cây Đỗ trọng là cao hơn 10m. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bị bẻ gãy kéo dài ra như tơ nối liền giữa các mảnh. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Đỗ trọng là thần gỗ nên được dùng làm bàn ghế, đồ gia dụng và một số dụng cụ cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra nhựa đỗ trọng rất dính, cho nên còn chế làm deo dán, dùng trong kỹ nghệ chế tạo đồ điện. Nói tới kỹ thuật trồng cây Đỗ trọng không quá khó vì nó thuộc loài phát triển nhanh ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.Nhiệt độ thích hợp trồng cây Đỗ trọng Đỗ trọng là cây á nhiệt đới, nhưng phạm vi thích ứng tương đối rộng. Đỗ trọng có thể phân bố nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 13-17 độ C, lư­ợng mư­a từ 500-1500mm. Nhiệt độ tháng giêng trên 0 độ C và tháng 7 nóng nhất dư­ới 29 độ C.Thời vụ trồng cây Đỗ trọng Vì là cây có thể trồng quanh năm nhưng có thể tùy vào điều kiện từng vùng mà lựa chọn thời điểm thích hợp để trồng. Nếu mùa Đông thời tiết lạnh hay bị sương giá không gieo được có thể gieo vào mùa Xuân. Nếu cả hai mùa Đông và Xuân đều không bị sương hại, cây con có thể mọc và sống an toàn qua mùa rét, cho nên có thể gieo cả hai mùa Đông và Xuân. Mùa Đông gieo vào tháng 11, mùa Xuân gieo từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3.Đất trồng cây Đỗ trọng Đỗ trọng là cây không kén đất, có thể là đất đồi, đất dốc, đất bằng trên cao đều sống đ­ược. Tuy vậy, nơi đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm và thoát n­ước tốt, có độ chua vừa phải sẽ sinh trư­ởng tốt. Lưu ý nhữ­ng nơi có điều kiện khí hậu phù hợp nh­ưng đất xấu phải tăng cường bón phân chuồng, tăng cư­ờng xới xáo cũng thu đư­ợc kết quả. Đỗ trọng là cây ư­a sáng nên cần trồng thư­a, không nên trồng d­ưới tán cây khác.Kỹ thuật trồng cây Đỗ trọng Kỹ thuật trồng cây Đỗ trọng có thể theo phương pháp gieo hạt, trồng bằng hom, trồng bằng chiết cành, trồng bằng rễ có chồi, trồng bằng rễ chặt đứt, lúc đào cây ở vườn ươm.. Nếu gieo trồng bằng hạt cần lựa chọn hạt mạnh khỏe. Hạt cần được ngâm vào nước nóng trong nhiệt độ khoảng 40 độ C rồi đem hạt gieo. Đối với phần đất để gieo trồng cần làm nhỏ, bón thêm phân chuồng trước khi tiến hành gieo hạt. Trong quá trình gieo để hạt đều nên đem trộn lẫn với cát hoặc tro để rắc cho thật đều trên luống. Khi cây Đỗ trọng được khoảng 15 ngày hãy bón thúc cho cây bằng nước có pha loãng với phân. Khi nào cây cao khoảng 5 cm cho cây vào bầu để chăm sóc cẩn thận. Cho đến khi cây có đường kính khoảng 10 cm thì đem trồng trực tiếp xuống đất.Cách chăm sóc cây Đỗ trọng Đỗ trọng có khả năng tái sinh chồi rất mạnh, cây chồi mọc rất nhanh nên việc chăm sóc không mấy khó khăn. Lúc cây cao được 7cm, cần thường xuyên nhổ cỏ kết hợp với vun đất 3 hay 4 lần. Bón phân thúc bằng phân lợn, phân bắc hoai, sunfat đạm. Lưu ý khi tưới không được tưới trực tiếp vào lá cây. Nếu cây mọc quá dày nên tỉa bớt để cây có độ thông thoáng hấp thu ánh sáng.Thu hoạch hạt Đỗ trọng Vì là cây lâu năm nên trồng Đỗ trọng phải 10 năm mới thu hoạch được vỏ tốt. Có thể thu vỏ vào mùa Xuân bằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra, đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng. Hạt nhỏ, sau khi thu hoạch xong không nên phơi ra nắng mà chỉ hong nơi khô thoáng 3-4 ngày để tách hạt. Hạt sau khi làm sạch đ­ược cho vào túi hoặc lọ, cất khô, để nơi thoáng mát dùng gieo dần cho những vụ sau.Công dụng chủ yếu của Đỗ trọng Nói tới tác dụng chữa bệnh của cây Đỗ trọng, lương y Nguyễn Thị Lương - chuyên bán thuốc Đông y tại chợ Sấu - Hoài Đức - Hà Nội cho biết, cây Đỗ trọng được coi là một trong những vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền. Vỏ của đỗ trọng được dùng để chữa những bệnh như thận, đại tràng, huyết áp, và nhiều bệnh khác. Lá của đỗ trọng rất tốt cho việc giải nhiệt khi đun làm nước uống. 
Theo vietq.vn

Có thể bạn quan tâm