Hiệu quả từ phương pháp nuôi tằm trên nền xi măng

Hiệu quả từ phương pháp nuôi tằm trên nền xi măng
Gia đình chị Chung Thị Lân từng phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng chanh dây và mít nhưng không hiệu quả. Mặc dù trải qua 2 lần thất bại nặng nề, nhưng gia chị vẫn không nản chí. Thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi chị đã quyết định đầu tư trồng dâu nuôi tằm, ban đầu chị áp dụng phương pháp truyền thống, sử dụng giống dâu bầu đen và nuôi tằm bằng nong tre, mặc dù với phương pháp truyền thống này vẫn mang lại hiệu quả kinh tế, song lại tốn khá nhiều công lao động.


Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật cùng kinh nghiệm vốn có, chị Chung Thị Lân đã ươm giống tằm thành công
Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật cùng kinh nghiệm vốn có, chị Chung Thị Lân đã ươm giống tằm thành công
Là người ham học hỏi chị quyết định bỏ thời gian để tìm được lời giải cho bài toán công lao động trong nghề trồng dâu nuôi tằm. Qua tìm hiểu, chị đã gặp gỡ được người có cùng sở thích nuôi tằm và được chỉ dẫn khá tường tận cách nuôi tằm theo phương pháp mới, cũng như việc sử dụng giống dâu mới F7 với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống dâu truyền thống như: Lá dày, kháng bệnh tốt, giúp tằm ăn no lâu, đặc biệt có thể tiết kiệm được thời gian và công hái.

Bên cạnh đó, chị còn đi đầu trong phương pháp nuôi tằm theo cách mới đó là nuôi tằm trên nền xi măng. Chị Lân cho biết: “Phương pháp này không những giảm được chi phí đầu tư cũng như ngày công, thời gian công sức, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao và không gây ô nhiễm môi trường”.

Đặc biệt, chị còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến dùng né gỗ thay thế né tre truyền thống và xây dựng riêng cho mình mô hình nuôi tằm con giống tập trung bán cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện. Mô hình sản xuất trồng dâu nuôi tằm theo phương pháp mới đã đem lại thu nhập hàng tháng cho gia đình chị từ 30- 40 triệu đồng./.
Báo Đắk Nông

Có thể bạn quan tâm