Hiệu quả kinh tế cao từ phát triển cây trồng phù hợp

Hiệu quả kinh tế cao từ phát triển cây trồng phù hợp
Chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh thanh long là cách làm hay của ông Lê Đình Quang, cư ngụ tai xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo. Nhờ vườn thanh long, từ một nông dân nghèo khó, ông Quang đã dựng nên cơ nghiệp vững bền. Ông Lê Đình Quang cho biết, gia đình ông hiện có 1 ha đất trồng thanh long ruột trắng và 0,5 ha thanh long ruột đỏ. Trước đây, phần đất trên chủ yếu trồng lúa thâm canh năng suất cao. Tuy nhiên, cây lúa nằm trong hiện trạng chung là hiệu quả không cao, thu nhập bấp bênh, điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại vào lúc thời vụ thu hoạch rộ khiến nông dân thất thu. Chợ Gạo là cái nôi của cây thanh long ở tỉnh Tiền Giang. Những năm gần đây, thanh long xuất khẩu sang nhiều nước nên nông dân trồng thanh long hưởng lợi, thu nhập cao. Nhận thấy đây là cơ hội hiếm có để chuyển đổi cây trồng, ông Quang mạnh dạn lên luống trồng thanh long. Ban đầu, ông chuyển đổi 1 ha đất trồng lúa sang trồng thanh long ruột trắng. Sau đó, còn lại 0,5 ha đất ông tiếp tục lên líp trồng thanh long ruột đỏ. Sau 18 tháng, thanh long bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất bình quân 40 tấn/ha đối với thanh long ruột trắng và khoảng 50 tấn/ha đối với thanh long ruột đỏ.
Ông Lê Đình Quang, ngụ tại xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là điển hình làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trên vùng đất khó. Với 1 ha đất canh tác chuyển đổi từ cây lúa bấp bênh sang trồng chuyên canh thanh long, mỗi năm thu hàng tỉ đồng. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Ông Lê Đình Quang, ngụ tại xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là điển hình làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trên vùng đất khó. Với 1 ha đất canh tác chuyển đổi từ cây lúa bấp bênh sang trồng chuyên canh thanh long, mỗi năm thu hàng tỉ đồng. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Theo ông Lê Đình Quang, thanh long dễ trồng, thích hợp với thổ nhưỡng Tân Thuận Bình nói riêng và Chợ Gạo nói chung. Tuy vậy, để đạt năng suất, sản lượng cao, nông dân cần quan tâm đến các yếu tố: cây giống tốt, trồng đúng kỹ thuật và mật độ thích hợp, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại mà đặc biệt là bệnh đốm nâu trên cây thanh long… Bên cạnh đó, chú ý áp dụng kỹ thuật xông đèn để xử lý cho trái rải vụ nhằm bán được giá cao. Thông thường, nếu để thanh long ra trái tự nhiên thì mùa thu hoạch rộ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 âm lịch thường giá bán rất thấp, chỉ khoảng 8.000  – 10.000 đồng/kg đối với thanh long ruột trắng và 13.000  – 15.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ.Tuy nhiên, nếu xử lý cho trái rải vụ, nông dân bán với giá cao gấp 3 – 4 lần so với giá thanh long mùa thuận. Ông Quang xử lý thanh long mỗi năm 2 đợt. Một đợt thu hoạch vào khoảng tháng 10 âm lịch và một đợt cho thu hoạch vào khoảng tháng Giêng. Thời điểm này, thanh long ruột trắng có giá đến 20.000  – 30.000 đồng/kg còn thanh long ruột đỏ có giá 40.000 – 45.000 đồng/kg. Với 1,5 ha đất trồng chuyên canh hai giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ, mỗi năm, gia đình ông Quang có lãi từ 300 đến 500 triệu đồng.
Ông Lê Đình Quang, ngụ tại xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là điển hình làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trên vùng đất khó. Với 1 ha đất canh tác chuyển đổi từ cây lúa bấp bênh sang trồng chuyên canh thanh long, mỗi năm thu hàng tỉ đồng. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Ông Lê Đình Quang, ngụ tại xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là điển hình làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trên vùng đất khó. Với 1 ha đất canh tác chuyển đổi từ cây lúa bấp bênh sang trồng chuyên canh thanh long, mỗi năm thu hàng tỉ đồng. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thuận Bình đánh giá cao mô hình trồng chuyên canh thanh long của ông Lê Đình Quang. Tại xã Tân Thuân Bình, ông Quang không chỉ đi đầu trong chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa kém hiệu quả mà dựng nên cơ nghiệp. Ông Quang còn tích cực phổ biến kinh nghiệm thâm canh, giúp đỡ cây con giống giúp bà con nghèo trong xóm ấp mở rộng trồng thanh long để giảm nghèo tiến tới làm giàu nông thôn. Ngoài ra, hàng năm ông Quang còn đóng góp hàng chục triệu đồng kiến thiết hạ tầng nông thôn như: làm cầu, sửa chữa và nâng cấp đường giao thông tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, tiêu thụ nông sản hàng hóa cũng như giúp đỡ những trường hợp hộ quá nghèo, neo đơn… Ông Lê Văn Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo đánh giá, ông Lê Đình Quang là một nông dân vượt khó làm giàu từ cây trồng chủ lực của địa phương. Vừa qua, ông Quang vinh dự đón nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ về những đóng góp tích cực trong chuyển đổi sản xuất, làm giàu nông thôn cũng như đối với cộng đồng.

Minh Trí

Có thể bạn quan tâm