Hạn chế và biện pháp khắc phục trong công tác diệt chuột

 Hạn chế và biện pháp khắc phục trong công tác diệt chuột
Mặt khác, ở một số địa phương công tác diệt chuột chưa đồng bộ, chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của ngành chuyên môn, chính vì vậy đã có một số hạn chế đòi hỏi cần phải có biện pháp khắc phục. Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo diệt chuột ở địa phương xin chia sẻ những tồn tại và cách giải quyết để các nơi tham khảo:- Tồn tại thường gặp: + Thời tiết không ưu tiên cho việc đặt bả ngoài đồng ruộng (mưa phùn rải rác ở vụ xuân và mưa lớn diện rộng ở vụ mùa thường chủ yếu vào các tháng đầu và giữa vụ nên thuốc bị rửa trôi). Mặt khác, xu thế ấm nóng kéo dài ở các vụ kể cả vụ xuân khiến cho chuột sinh sản mạnh. + UBND một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo sát sao, còn khoán trắng cho HTXDVNN hoặc tổ diệt chuột, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát, vẫn còn tình trạng để nông dân căng ni lông nhiều gây tốn kém cho chi phí sản xuất. + Kinh phí hỗ trợ cho HTX hạn chế, áp dụng các biện pháp diệt chuột chưa nhiều nên chủ yếu vẫn là biện pháp hóa học. + Tại khu công nghiệp, vùng chuyển đổi mới chỉ đánh xung quanh, trong khu, cụm công nghiệp chưa tham gia tích cực trong chiến dịch diệt chuột. + Thuốc hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân diệt chuột cấp phát chưa kịp thời (thường muộn). + Đồng ruộng len lỏi ven làng, có nhiều trục đường giao thông đi qua, gần nhà máy, khu chuyển đổi nên công tác đào bắt, bẫy bả còn gặp nhiều khó khăn. + Nhiều địa phương tổ chức đánh bắt chuột chưa đúng thời điểm, vị trí thích hợp và số lần đánh bắt chuột còn ít nên hiệu quả không cao.- Giải pháp* Biện pháp kỹ thuật: + Cần có biện pháp làm bả và đặt mồi sao cho hiệu quả, khắc phục thời tiết bất lợi nêu trên, đó là: cho bả vào các túi ni lông buộc hờ để chuột lùng sục, cắn xé túi ăn, như vậy bả sẽ không bị ngấm nước mưa hoặc tan rã. Mặt khác cần đánh chuột nhiều lần trong vụ, đặt mồi nhiều lần trong một đợt nếu mật độ chuột đông. + Phải áp dụng các biện pháp phù hợp tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, chú trọng biện pháp thủ công truyền thống, bảo vệ mối cân bằng sinh thái, trong đó tích cực vận động nhân dân nuôi mèo. Ở những giai đoạn nhất định, cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học, có như vậy hiệu quả diệt chuột mới cao. + Các huyện, thành phố cần lựa chọn thời điểm thích hợp để diệt chuột hiệu quả (trước gieo cấy, khi lúa đẻ nhánh rộ và khi lúa phân hóa đòng). Chọn vị trí đặt bả ở những vị trí chuột hay trú ngụ, qua lại như: bờ ruộng, bờ vùng, gò đống, trường học, bệnh viện, ven đê, ven đường đi, trong ruộng lúa chỗ chuột đang gây hại... Các địa phương có nhiều khu công nghiệp xung quanh hay gò đống nhiều cần đánh bắt chuột nhiều hơn 3 lần trên.
Nông dân Hải Dương đặt bả diệt chuột ngoài đồng ruộng. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn
Nông dân Hải Dương đặt bả diệt chuột ngoài đồng ruộng.
Ảnh: khuyennongvn.gov.vn
* Tổ chức tuyên truyền, vận động + Cần coi công tác diệt chuột bảo vệ sản xuất là nhiệm vụ của Đảng ủy, UBND xã, thị trấn để tổ chức thực hiện có hiệu quả, không giao khoán cho HTXDVNN hay các thôn, khu dân cư. Tại các địa phương từ huyện xuống xã, thị trấn cần thành lập Ban chỉ đạo diệt chuột do đồng chí chủ tịch UBND hay Phó chủ tịch UBND huyện/xã, thị trấn làm trưởng ban, các ngành đoàn thể làm thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chỉ đạo các xã, thị trấn đến các thôn, khu dân cư thành lập đội đánh bắt chuột tập trung có cam kết gắn với trách nhiệm thưởng phạt cụ thể, bám sát vào kế hoạch của tỉnh xây dựng kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. +  Phát động toàn dân hưởng ứng, tham gia chiến dịch tuần lễ diệt chuột. + Các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên từ huyện đến cơ sở luôn đóng vai trò nòng cốt, tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tổ chức thực hiện tạo thành phong trào diệt chuột rộng lớn tại các địa phương. + Cần tuyên truyền, chỉ đạo để các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, xã cũng phải tham gia diệt chuột đồng loạt cùng nhân dân để công tác này được thực hiện một cách toàn diện, dồng bộ. Đồng thời các doanh nghiệp cần phải tổ chức tuyên truyền cho công nhân không để thức ăn còn thừa đưa vào bãi rác làm thức ăn cho chuột. + Các cơ quan chuyên môn cần tham mưu cho lãnh đạo, ngành cấp trên lựa chọn thời điểm thích hợp để cấp phát thuốc hỗ trợ kịp thời cho nông dân. + Cần có nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ cho HTXDVNN trong công tác thực hiện diệt chuột tại địa phương. Rõ ràng việc đánh bắt chuột cần được tổ chức chỉ đạo thống nhất trên phạm vi toàn huyện, thành phố. Thực hiện diệt chuột thường xuyên song tập trung ở các đợt cao điểm để phát động chiến dịch diệt chuột đồng loạt và diệt chuột từ trong làng, khu công nghiệp, ra ngoài đồng mới đạt kết quả cao. 
Theo khuyennongvn.gov.vn

Có thể bạn quan tâm