Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Cao Bằng phát triển thương hiệu du lịch miền núi cho Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Cao Bằng phát triển thương hiệu du lịch miền núi cho Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Tại Hội nghị, Thủ tướng nêu ra 3 hướng đi chính cho phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng bao gồm: Dịch vụ du lịch; nông nghiệp lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao và kinh tế cửa khẩu. Theo đó, về du lịch, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh cần đặc biệt coi trọng theo hướng đưa lĩnh vực này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang bản sắc Cao Bằng, đưa những di sản văn hóa, di tích quốc gia đặc biệt phục vụ cho quốc kế dân sinh, đặc biệt là Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và hơn 215 di tích được xếp hạng. “Mô hình du lịch của Cao Bằng phải là sự cộng hưởng, tương tác chiến lược các giá trị văn hóa, lịch sử, lòng yêu nước, cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực”,... để tạo ra ngành du lịch đa dạng, phong phú, có bản sắc để khách du lịch “một lần đi, nhiều lần nhớ” đến Cao Bằng, Thủ tướng nói và đề nghị tỉnh gắn phát triển du lịch với tiêu thụ những đặc sản địa phương để  vừa cải thiện đời sống người dân và bổ sung cho tính đa dạng của du lịch Cao Bằng. Về phát triển nông lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao, Thủ tướng nêu rõ, Cao Bằng có tiềm năng rất lớn về đất phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp. Nhiều vùng sinh thái và gắn liền với các cây trồng, vật nuôi đặc hữu riêng có, với nguồn gien phong phú. Đặc biệt Cao Bằng sở hữu nhiều đặc sản nổi tiếng  như: Lúa nếp hương Xuân Trường, cam Trưng Vương, quýt Hà Trì, thạch đen, bí xanh vùng Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông; chè Phja Oắc, Phja Đén, mận máu Bảo Lạc, quýt Trà Lĩnh, lê Đông Khê, bưởi Phục Hòa, hạt dẻ Trùng Khánh…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem các gian hàng trưng bày sản phẩm tại hội nghị. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem các gian hàng trưng bày sản phẩm tại hội nghị. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Đây là lợi thế lớn nhất của Cao Bằng mà các tỉnh khác không có được, Thủ tướng nói và gợi ý tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp dựa trên ba trụ cột gồm: Sản xuất theo mô hình hữu cơ, sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến và liên kết chuỗi giá trị và liên kết cụm ngành. Đặc biệt, Thủ tướng gợi ý Cao Bằng tập trung phát triển ngành xuất khẩu gỗ rừng trồng – một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là thế mạnh của Việt Nam. Cùng với đó là nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để định hướng nâng cao chất lượng hàng hóa.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm