Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng từ nguyện vọng của tăng, ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP. Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thiền viện được Đại tướng Phạm Văn Trà - Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất xây dựng và vận động các nhà mạnh thường quân cùng người dân quanh vùng đóng góp xây dựng với tổng kinh phí 145 tỷ đồng.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Không gian của thiền viện rộng lớn trên diện tích 38.016 m2, được khởi công xây dựng ngày 16/7/2013 và khánh thành vào ngày 17/5/2014. Thiền viện nằm trong khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, cách làng du lịch Mỹ Khánh chỉ vài trăm mét. Đây được coi là thiền viện lớn nhất miền Nam đến thời điểm này.
Lầu trống và Gác chuông (đại hồng chung nặng 1,5 tấn) được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình.
Lầu trống và Gác chuông (đại hồng chung nặng 1,5 tấn) được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình.

Điểm ấn tượng đầu tiên mà du khách đến viếng thăm thiền viện là lối kiến trúc độc đáo. Cổng chính là những vòm mái vuốt cong với hình đầu rồng cách điệu, cửa làm bằng gỗ. Bên trái cổng là tượng Vi Đà Hộ Pháp (Ông Thiện) bảo vệ ngôi Tam Bảo. Bên phải là tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (Ông Ác) chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh. Qua cổng chính là khoảng sân gạch vô cùng rộng lớn khiến du khách cảm nhận ngay được sự thoáng đãng của chốn thanh tịnh. Từ sân gạch, du khách phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của chánh điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện).
Vẻ đẹp sơn son thếp vàng trong chánh điện.
Vẻ đẹp sơn son thếp vàng trong chánh điện.

Bốn hạng mục mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam gồm chánh điện, tổ điện, lầu trống và gác chuông nổi bật với kiến trúc bằng gỗ. Tổng cộng khoảng 1.000 khối gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi để xây dựng công trình. Chánh điện lợp ngói tám mái theo phong cách thời vua triều Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách thời nhà Lý. Lầu trống và gác chuông (đại hồng chung nặng 1,5 tấn) được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình. Các bao lam, hoành phi, câu đối… đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu thể hiện sự tài hoa của những nghệ nhân điêu khắc gỗ Nam Bộ.
Tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ.
Tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ.

Một điều độc đáo ở đây là các bức tượng Phật được điêu khắc rất đẹp. Bên trong chánh điện, ở giữa là tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3,5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa.
Chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3,5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa.
Chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3,5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa.

Hai bên là tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù. Tổ điện có tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Trúc Lâm Tam Tổ. Hai bên lối vào chính điện là 18 bức tượng Phật bằng đá hoa cương. Ngoài ra, các tượng thờ khác ở đây đều được tạc bằng gỗ du sam đá vôi có tuổi thọ ước khoảng 800 năm.
Các bức tượng Phật được đặt trong không gian hài hòa, yên bình.
Các bức tượng Phật được đặt trong không gian hài hòa, yên bình.
Một chỗ nghỉ ngơi cho du khách khi vãn cảnh thiền viện.
Một chỗ nghỉ ngơi cho du khách khi vãn cảnh thiền viện.

Vẻ đẹp bình yên, trầm mặc của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam thu hút đông đảo Phật tử, người dân và du khách tới viếng thăm.
Lung Linh (Theo Langvietonline.vn)
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm