Ninh Thuận phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Ninh Thuận phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa
Từ  chăn  nuôi  gia súc theo hướng quảng canh,  đến  nay,  nông dân  ở  Ninh  Thuận  đã chuyển  mạnh sang chăn  nuôi  trang  trại. Dù thiên tai, hạn hán liên  tục  xảy  ra,  ảnh hưởng  không  nhỏ  đến chăn nuôi nhưng đồng bào  đã  chủ  động  di chuyển đàn gia súc từ trang  trại  ở  vùng  cao về đồng bằng; tận dụng các  phụ  phẩm  nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho gia súc; chuyển đổi một số vùng trồng lúa  gặp  khó khăn  về nguồn nước sang trồng ngô,  cỏ,  rau  màu… 
 
Đồng bào Chăm chăn nuôi cừu theo mô hình trang trại
Đồng bào Chăm chăn nuôi cừu theo mô hình trang trại

Nhờ đó, đến nay, Ninh Thuận  vẫn  duy  trì tổng  đàn  hơn  254.000 con  gia  súc  các  loại, trong đó nhiều nhất là cừu với 92.000 con, bò hơn 89.000 con.

Ninh Thuận đã phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020
Ninh Thuận đã phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020

Để  ngành  chăn nuôi  phát  triển  bền vững,  Ninh  Thuận  đã phê  duyệt  quy  hoạch đồng  cỏ  và  vùng chăn nuôi  gia  súc  có  sừng đến  năm  2020.  Bước đầu,  tỉnh  hình  thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô hơn 300  ha,  đồng  thời  thu hút  các  doanh nghiệp đầu tư vào dự án chăn nuôi tập trung với công nghệ hiện đại. 

Tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho gia súc
Tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho gia súc
Các hộ chăn nuôi cừu chủ động di chuyển đàn cừu từ vùng hạn hán đến các cánh đồng vừa thu hoạch để tận dụng nguồn thức ăn cho gia súc
Các hộ chăn nuôi cừu chủ động di chuyển đàn cừu từ vùng hạn hán đến các cánh đồng vừa thu hoạch để tận dụng nguồn thức ăn cho gia súc
Trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc
Trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc
Cùu được nuôi nhốt trong những căn nhà sàn
Cùu được nuôi nhốt trong những căn nhà sàn
Báo in, tháng 4/2016

Có thể bạn quan tâm