Hiệu quả mô hình Tổ hợp tác làm nghề thủ công ở vùng nông thôn Bến Tre

Hiệu quả mô hình Tổ hợp tác làm nghề thủ công ở vùng nông thôn Bến Tre

Nhằm giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình, từ năm 2012, Hội phụ nữ xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre thành lập Tổ hợp tác chuyên sản xuất các sản phẩm gồm giỏ xách, túi xách, thùng, hộp nhựa… được nhiều khách hàng ưa dùng.

Thành viên Tổ hợp tác sản xuất nghề thủ công xã Thạnh Phú Đông sản xuất sản phẩm. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Thành viên Tổ hợp tác sản xuất nghề thủ công xã Thạnh Phú Đông sản xuất sản phẩm. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN


Hiện nay, bình quân mỗi tháng, Tổ hợp tác cung ứng hơn 3000 sản phẩm ra thị trường, trong đó có nhiều hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan (Trung Quốc) … thu nhập thêm khoảng 2 triệu đồng/người/tháng.

Tổ hợp tác sản xuất nghề thủ công xã Thạnh Phú Đông hiện thu hút, tạo việc làm ổn định cho 200 lao động. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Tổ hợp tác sản xuất nghề thủ công xã Thạnh Phú Đông hiện thu hút, tạo việc làm ổn định cho 200 lao động. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN


Từ hơn 20 lao động ban đầu lúc thành lập, đến nay, Tổ hợp tác đã có 200 thành viên làm việc ổn định,  với thu nhập thêm khoảng 2 triệu đồng/người/tháng. Để đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm thủ cộng, Tổ hợp tác chú trọng mở lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Nhờ vậy, sản phẩm làm ra luôn có sự đổi mới, được thị trường chấp nhận. 

Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN


PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm