Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu xuất khẩu hàng hóa đạt 15 tỷ USD

Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu xuất khẩu hàng hóa đạt 15 tỷ USD
Năm 2016, Công ty TNHH JIA HSIN có kế hoạch sản xuất 15 triệu đôi dép xốp xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Á, doanh thu đạt 52.500.000 USD, tạo việc làm ổn định cho hơn 2.460 công nhân. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Năm 2016, Công ty TNHH JIA HSIN có kế hoạch sản xuất 15 triệu đôi dép xốp xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Á, doanh thu đạt 52.500.000 USD, tạo việc làm ổn định cho hơn 2.460 công nhân. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Để thực hiện mục tiêu nói trên, các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp quan trọng như: tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tăng cường mở rộng tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu nông sản. Mặt các, các tỉnh cũng bắt đầu thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, có ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến, giảm các mặt hàng xuất khẩu nông sản dạng thô có giá trị thấp... 

Hoạt động sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu tại Công ty Cổ phần năng lượng mặt trời đỏ tại Khu công nghiệp Đức Hòa. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Hoạt động sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu tại Công ty Cổ phần năng lượng mặt trời đỏ tại Khu công nghiệp Đức Hòa. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Ngay trong lĩnh vực nông sản, các tỉnh cũng sẽ tăng dần các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị cao như như trái cây, rau củ quả để thay dần mặt hàng gạo có giá trị xuất khẩu thấp. Ngoài ra, các tỉnh thành cũng rất quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về thủ tục, vốn, cơ chế chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thay đổi máy móc trang thiết bị hiện đại ứng dụng vào sản xuất ... 

Huyện Châu Thành là vùng trọng điểm phát triển sản xuất thanh long theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp “phát triển vùng sản xuất cây ăn quả an toàn”. Hiện nay, tổng diện tích trồng thanh long toàn huyện có hơn 6.060 ha, diện tích đang cho thu hoạch hơn 2.700 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 72.000 tấn. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Huyện Châu Thành là vùng trọng điểm phát triển sản xuất thanh long theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp “phát triển vùng sản xuất cây ăn quả an toàn”. Hiện nay, tổng diện tích trồng thanh long toàn huyện có hơn 6.060 ha, diện tích đang cho thu hoạch hơn 2.700 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 72.000 tấn. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Riêng một số địa phương có giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn như Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ chế chính sách và thị trường để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. 

Đến hết tháng 5/2016, Công ty Cổ phần may xuất khẩu Long An xuất khẩu được hơn 5 triệu sản phẩm, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, tạo việc làm cho hơn 1.600 công nhân. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Đến hết tháng 5/2016, Công ty Cổ phần may xuất khẩu Long An xuất khẩu được hơn 5 triệu sản phẩm, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, tạo việc làm cho hơn 1.600 công nhân. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Năm 2016, các tỉnh thành trong vùng đã xuất khẩu được 13,7 tỷ USD hàng hóa, tăng 7,4% so với năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo đạt 4,88 triệu tấn với giá trị đạt 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và 21,2% về giá trị. Các tỉnh thành có giá trị xuất khẩu cao trong vùng là: Long An trên 6,6 tỷ USD, Tiền Giang 3,3 tỷ USD, Cần Thơ trên 1,4 tỷ USD và tỉnh Đồng Tháp trên 1,2 tỷ USD. Do gạo và thủy sản là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng nên khi giá trị xuất khẩu giảm hoặc tăng chậm đã làm cho giá trị xuất khẩu hàng hóa chung của cả vùng tăng chậm. 

Phát triển chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại an toàn dịch bệnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trang trại nuôi tổng hợp Út Hữu ở ấp 4, xã Bình Thành, huyện Đức Huệ mỗi năm thu lãi hơn 700 triệu đồng từ thu hoạch trứng gà và sữa bò. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Phát triển chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại an toàn dịch bệnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trang trại nuôi tổng hợp Út Hữu ở ấp 4, xã Bình Thành, huyện Đức Huệ mỗi năm thu lãi hơn 700 triệu đồng từ thu hoạch trứng gà và sữa bò. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Nguyên nhân mặt hàng gạo xuất khẩu giảm là do năm 2016 vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác trong khu vực có giá bán gạo thấp, nhu cầu nhập khẩu gạo của một số quốc gia giảm.
 
Năm 2016, Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến, thành phố Tân An, phấn đấu sản xuất và xuất khẩu hơn 200.000 tấn gạo, đạt doanh thu 120 triệu USD. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Năm 2016, Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến, thành phố Tân An, phấn đấu sản xuất và xuất khẩu hơn 200.000 tấn gạo, đạt doanh thu 120 triệu USD. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Mặt khác, thương hiệu gạo Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi, chất lượng gạo xuất khẩu phần lớn là gạo thường, giá trị không cao, tính cạnh tranh thấp. Đối với mặt hàng thủy sản, mặt dù xuất khẩu năm qua có tăng nhưng mức tăng thấp do một số doanh nghiệp vẫn còn bị các nước đánh thuế chống bán phá giá cao và áp dụng các biện pháp bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật khắc khe; sản phẩm thủy sản xuất khẩu chưa phong phú, chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng ứng dụng khoa học còn hạn chế...

Có thể bạn quan tâm