Đèo Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pí Lèng
Theo tiếng dân tộc Mông Mã Pí Lèng nghĩa là sống mũi của ngựa, vì sự cheo leo và hiểm trở của cung đường này giống như sống mũi của con ngựa nên được người dân tộc Mông quen gọi là Mã Pí Lèng. Và từ đó trở đi, Mã Pí Lèng cũng là cái tên chính thức của cung đường này. Đèo Mã Pí Lèng được xây dựng trong vòng 6 năm (1959 – 1965) với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong của 16 dân tộc thuộc 8 tỉnh miền núi phía Bắc. Đèo Mã Pí Lèng là một phần của con đường Hạnh phúc với độ dài khoảng 20 km, nằm treo leo trên những đỉnh núi nối dài hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Đến với đèo Mã Pí Lèng du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của những dãy núi đá vôi được hình thành khoảng 400 triệu năm trước mà còn được khám phá cuộc sống của những bản làng của người dân tộc Mông nơi đây. Vào những ngày cuối tuần, đèo Mã Pí Lèng còn là con đường huyết mạch giúp cho bà con dân tộc thiểu số đi tới những phiên chợ thuận tiện. Đèo Mã Pí Lèng là danh thắng của Việt Nam.
 
Đỉnh Mã Pí Lèng nằm ở độ cao 2000 m so với mực nước biển, đây là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách tới thăm quan cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Hoàng Hà
Đỉnh Mã Pí Lèng nằm ở độ cao 2000 m so với mực nước biển, đây là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách tới thăm quan cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Hoàng Hà
Đứng trên đèo Mã Pí Lèng du khách có thể ngắm nhìn dòng sông Nho Quế chạy qua. Ảnh: Trịnh Bộ
Đứng trên đèo Mã Pí Lèng du khách có thể ngắm nhìn dòng sông Nho Quế chạy qua. Ảnh: Trịnh Bộ
Một bản nhỏ của người dân tộc Mông nằm ngay lưng trừng núi. Ảnh: Trịnh Bộ
Một bản nhỏ của người dân tộc Mông nằm ngay lưng trừng núi. Ảnh: Trịnh Bộ
Con đường hạnh phúc chạy ngang qua những ngọn núi hùng vĩ, những khúc cua tay áo, những ngọn đèo huyền thoại trong đó có Mã Pí Lèng Ảnh: Tất Sơn
Con đường hạnh phúc chạy ngang qua những ngọn núi hùng vĩ, những khúc cua tay áo, những ngọn đèo huyền thoại trong đó có Mã Pí Lèng Ảnh: Tất Sơn
Đoạn đường chạy qua đỉnh đèo Mã Pí Lèng có độ cao 2000m so với mặt nước biển. Ảnh: Tất Sơn
Đoạn đường chạy qua đỉnh đèo Mã Pí Lèng có độ cao 2000m so với mặt nước biển. Ảnh: Tất Sơn
Nhiều du khách chọn xe máy là phương tiện đi lại để thuận tiện cho việc ngắm nhìn vẻ đẹp của đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Hoàng Hà
Nhiều du khách chọn xe máy là phương tiện đi lại để thuận tiện cho việc ngắm nhìn vẻ đẹp của đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Hoàng Hà
Du khách tới thăm quan đỉnh Mã Pí Lèng. Ảnh: Hoàng Hà
Du khách tới thăm quan đỉnh Mã Pí Lèng. Ảnh: Hoàng Hà
Bản Lủng Phủa thuộc xã Lũng Chinh nằm ngay bên đỉnh Mã Pí Lèng. Ảnh: Tất Sơn
Bản Lủng Phủa thuộc xã Lũng Chinh nằm ngay bên đỉnh Mã Pí Lèng. Ảnh: Tất Sơn
Từ khi được xây dựng xong vào năm 1965, cung đường đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con dân tộc thiểu số đi lại thuận tiện hơn. Ảnh: Tất Sơn
Từ khi được xây dựng xong vào năm 1965, cung đường đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con dân tộc thiểu số đi lại thuận tiện hơn. Ảnh: Tất Sơn
Người dân vui vẻ đi bộ trên đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Tất Sơn
Người dân vui vẻ đi bộ trên đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Tất Sơn
Người dân thổ canh ngay trên đỉnh Mã Pí Lèng. Ảnh: Tất Sơn
Người dân thổ canh ngay trên đỉnh Mã Pí Lèng. Ảnh: Tất Sơn
Đến với đèo Mã Pí Lèng du khách có thể ngắm nhìn những thửa ruộng của bà con dân tộc Mông thuộc xã Lũng Chinh huyện Mèo Vạc. Ảnh: Tất Sơn
Đến với đèo Mã Pí Lèng du khách có thể ngắm nhìn những thửa ruộng của bà con dân tộc Mông thuộc xã Lũng Chinh huyện Mèo Vạc. Ảnh: Tất Sơn
Một bản nhỏ bên đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Trịnh Bộ
Một bản nhỏ bên đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Trịnh Bộ
Báo Ảnh Việt Nam

Có thể bạn quan tâm