Làm gì khi bị táo bón?

Làm gì khi bị táo bón?
Phòng ngừa táo bón

Đi vệ sinh vào giờ nhất định hằng ngày

Thời điểm tốt nhất là vào buồi sáng sau khi ăn sáng, lúc này ruột hoạt động tích cực nhất và được thức ăn trong dạ dày kích thích.

Ngủ đủ và dậy sớm

Giấc ngủ và tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột, bao gồm cách thức đáp ứng của ruột và mức độ co cơ ở ruột.

Có chế độ ăn cân đối bao gồm chất xơ

Bổ sung bánh mì, ngũ cốc nguyên cám hoặc các sản phẩm nguyên cám khác vào chế độ ăn. Chọn các loại bánh giàu chất xơ để ăn vặt.

Làm gì khi bị táo bón? ảnh 1
Bổ sung chất xơ thường xuyên giúp phòng tránh táo bón. Ảnh minh họa: Internet.

Lượng chất xơ khuyến nghị hằng ngày là 26g đối với nam và 20g đối với nữ. Có thể đạt được mức này bằng cách ăn 2 phần rau, 2 phần trái cây và từ 5 - 7 phần các sản phẩm nguyên cám khác.

Mục tiêu là ăn ít nhất 2 phần trái cây và 2 phần rau mỗi ngày (lượng này cung cấp tổng cộng 10 - 12g chất xơ).

Phối hợp nhiều loại rau nấu chín hoặc sa lát trong bữa chính và thêm đỗ hoặc hạt có vỏ cứng vào món hầm hoặc món cà ri.

Ngoài việc ăn trái cây tươi, cũng có thể uống nước trái cây nguyên chất như nước ép mận hoặc ăn trái cây khô.

Mận đặc biệt giàu chất xơ và có chứa sorbitol, một loại đường giúp làm mềm phân và giảm táo bón.

Nếu cần đi vệ sinh, hãy đi ngay, đừng cố nhịn

Đó là vì có thể phải nhiều giờ nữa “nỗi buồn cấp thiết” này mới quay trở lại.

Khi ta bỏ qua “yêu cầu cấp bách” của đường ruột, thì áp lực phải tống chất thải ra khỏi đại tràng cũng giảm đi. Đôi khi, các cơ ở vùng đáy chậu có thể “quên mất” cách giãn ra và vẫn co ngay cả khi cơ thể đã sẵn sàng để đi toilet. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này còn chưa rõ.

Uống nhiều nước hằng ngày

Nước giúp phân tán chất xơ. Nghiên cứu thấy rằng những người uống nhiều nước sẽ ít khả năng bị táo bón nhất.

Trong số những người nhận được ít chất lỏng nhất từ thức ăn và đồ uống, 8% số nam giới và 13% số phụ nữ bị táo bón, so với 3% số nam giới và 8% số phụ nữ nhận được lượng chất lỏng nhiều nhất.

Cần làm gì nếu bị táo bón?

Nếu bạn thường không bị táo bón, hãy giữ lượng chất xơ và nước uống như bình thường.

Tăng thêm lượng chất xơ khi bạn đã ăn đủ có thể khiến táo bón nặng thêm.

Nghiên cứu đã cho thấy nhiều bệnh nhân bị táo bón không ăn ít chất xơ hơn người bình thường, vì thế thiếu chất xơ không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của vấn đề.

Đôi khi, nếu bạn thấy bị táo bón rất nặng, thì giảm lượng chất xơ lại thực sự giúp ích.

Thiếu chất xơ không chỉ không phải là thủ phạm, mà nhiều người còn thấy khó chịu hơn khi chuyển sang chế độ ăn nhiều chất xơ.

Chất xơ, còn gọi là thức ăn thô, không tiêu hóa được trong cơ thể, vì thế ăn quá nhiều chất xơ có thể gây tắc nghẽn đường ruột.

Làm gì khi bị táo bón? ảnh 2
Nghiên cứu thấy rằng những người uống nhiều nước sẽ ít khả năng bị táo bón nhất. Ảnh minh họa: Internet.

Có một dạng táo bón hay gặp phát sinh từ nhu động ruột chậm hoặc yếu.Vì chất xơ vốn đã không tiêu được, nếu bệnh nhân lại có nhu động ruột chậm thì chất xơ sẽ tích tụ trong ruột và gây đầy bụng.

Nguyên nhân là vì chất xơ hút nước và nở to trong ruột, gây đầy bụng, cộng thêm với hơi tạo ra do quá trình lên men chất xơ, dẫn đến bụng chướng và đau do quai ruột giãn nở.

Uống thêm nước ở dạng nước trái cây và sữa.

Nước trái cây thường chứa sorbitol, là chất có tác dụng kích thích nhẹ đại tràng, giúp giảm thời gian bài xuất, trong khi lactose trong sữa giúp làm mềm chất thải.

Uống thuốc nhuận tràng hàng ngày trong vòng 2 tuần để giúp phục hồi nhu động ruột.

Cần có thời gian để khởi động lại một cỗ máy đang làm việc không tốt. Nhiều thầy thuốc và bệnh nhân có quan niệm sai là nếu sử dụng thuốc thường xuyên sẽ dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Do đó nhiều bệnh nhân thường chỉ được kê đơn thuốc nhuộn tràng trong thời gian ngắn và đôi khi được khuyên là tránh dùng thuốc hàng ngày.
Theo ptit.edu.vn
 

Có thể bạn quan tâm