Cây đinh hương dùng khi đau yếu

Cây đinh hương dùng khi đau yếu
Đặc tính kháng khuẩn Đinh hương đã được kiểm chứng về đặc tính kháng khuẩn, chống lại các mầm bệnh ở người. Chiết xuất đinh hương đủ mạnh để tiêu diệt những mầm bệnh này. Hơn thế, chiết xuất này cũng có hiệu quả chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh tả.Giúp tiêu hóa tốt Dùng đinh hương giúp cải thiện sự tiêu hóa nhờ kích thích sự bài tiết của các enzym tiêu hóa. Đinh hương được dùng để chữa đầy hơi, kích ứng bao tử, khó tiêu và buồn nôn. Loại thảo dược này khi được rang, nghiền bột và kết hợp với mật ong để làm giảm các rối loạn về tiêu hóa.
Cây đinh hương dùng khi đau yếu ảnh 1
Đinh hương thuộc họ sim
Bảo vệ gan Đinh hương có chứa hàm lượng cao các chất kháng ô xy hóa, rất tốt để bảo vệ các cơ quan của cơ thể chống lại các gốc tự do, đặc biệt là gan. Về lâu dài, hoạt động chuyển hóa làm tăng việc sản sinh các gốc tự do và li pít máu trong cơ thể và làm giảm các chất kháng ô xy hóa trong gan. Trong khi đó, chiết xuất đinh hương rất có ích để đối phó với những ảnh hưởng này nhờ có chứa những đặc tính bảo vệ gan.Kiểm soát bệnh tiểu đường Nhiều bài thuốc truyền thống đã dùng đinh hương để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng insulin được cơ thể sản xuất không hay không thể tạo ra insulin. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất đinh hương được bào chế giống như insulin, có thể kiểm soát lượng đường trong máu.Bảo tồn xương Chiết xuất nước - chất cồn của đinh hương gồm các hợp chất phenolic, như eugenol và các chất dẫn xuất của nó, flavone, isoflavone và flavonoid, có tác dụng duy trì mật độ xương và các chất khoáng của xương, tăng độ co dãn của xương trong trường hợp loãng xương.
Cây đinh hương dùng khi đau yếu ảnh 2
Đinh hương có thể kiểm soát lượng đường trong máu
Chống biến đổi gen Các tác nhân gây đột biến là những hóa chất làm thay đổi cấu trúc di truyền của AND bằng cách gây đột biến. Trong khi đó, các hợp chất sinh học có trong đinh hương như phenylpropanoid, có đặc tính chống biến đổi gen, hỗ trợ các tế bào, có công dụng kiểm soát tác động của biến đổi gen rất đáng kể.Tăng cường miễn dịch Y học cổ truyền Ấn Độ mô tả một số thực vật có hiệu quả trong việc phát triển và bảo vệ sức khỏe của hệ miễn dịch, trong đó có đinh hương. Nụ đinh hương khô có chứa các hợp chất giúp cải thiện hệ miễn dịch nhờ tăng cường số lượng tế bào máu trắng, giúp cải thiện hệ miễn dịch quá mẫn cảm.Chữa bệnh răng miệng Có thể dùng đinh hương để chữa các bệnh về nướu răng, như viêm nướu răng và viêm nha chu. Chiết xuất nụ đinh hương kiểm soát đáng kể sự phát triển của các mầm bệnh răng miệng, gây ra các bệnh về răng miệng khác nhau. Đinh hương cũng có thể chữa đau răng nhờ có chứa đặc tính giảm đau.Kích thích tình dục Các gia vị như đinh hương và hạt nhục đậu khấu được chứng minh là có đặc tính kích thích dục năng. Các thí nghiệm trên chiết xuất đinh hương và hạt nhục đậu khấu so với tân dược trong chữa trị giảm dục năng cho thấy, hai chiết xuất này đều đem lại kết khả quan.Thuốc gia truyền từ đinh hươngChữa đau nhức xương khớp do thời tiết: Đinh hương 20g, long não 12g, rượu trắng loại cao độ 250ml, hàng ngày lắc cho đều thuốc, ngâm trong 7 ngày liền. Lấy thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần.Sát khuẩn chân răng, chữa sưng đau răng do viêm: Đinh hương, xuyên tiêu mỗi vị 20g, tán bột mịn, bôi hàng ngày nơi đau. Trị chứng viêm loét miệng: Đinh hương 5g, tán bột mịn, cho ít nước sôi để nguội cho ngấm đều thành nước sền sệt. Dùng tăm bông chấm vào nước thuốc này bôi vào nơi viêm. Hàng ngày cần súc miệng nước muối loãng nhiều lần, chữa liền 5 ngày.Chống hôi miệng: Lấy một nụ đinh hương, giã giập, bọc vào bông, rồi nút vào mũi hoặc nhai và ngậm.
Cây đinh hương dùng khi đau yếu ảnh 3
Đinh hương có tác dụng kích thích, làm thơm, ấm bụng, chống nôn, giảm đau, sát khuẩn, làm săn, tiêu sưng...
Chữa sai khớp, bong gân: Đinh hương phối hợp với quế, gừng sống, dây đau xương, vỏ núc nác, hồi hương, vỏ sòi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá náng, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá mua, huyết giác, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (lượng các vị bằng nhau), giã nhỏ, sao nóng và chườm.Chữa bệnh nội thương lâu ngày, sinh nấc nghẹn, nôn mửa, tức ngực, mạch chậm: Đinh hương 2 - 4g, tai hồng 10g, gừng 5 lát (đôi khi còn thêm trần bì, thanh bì và bán hạ, mỗi thứ 6g), sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày. Trong trường hợp nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng tai hồng; ngược lại nếu lạnh nhiều thì tăng đinh hương, giảm tai hồng.Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thổ tả: Đinh hương 2g, sa nhân 6g, bạch truật 12g. Tất cả tán bột, uống mỗi lần 2 - 4g, ngày 2 - 3 lần.
Theo langvietonline.vn

Có thể bạn quan tâm