Đệ nhất làng rèn dao Đa Sĩ

Đệ nhất làng rèn dao Đa Sĩ
Các cụ già trong làng cũng không biết nghề làm dao của Đa Sĩ bắt đầu từ khi nào, chỉ biết từ khi sinh ra làng đã có nghề này và lưu truyền đến ngày nay. Dao làng Đa Sĩ nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc, có mặt trong mọi gia đình bởi độ bền, sắc.

Đệ nhất làng rèn dao Đa Sĩ ảnh 1
Nguyên liệu chính để làm dao của làng Đa Sĩ luôn là thép và gỗ làm cán. Đầu tiên là xẻ sắt (cắt phôi), những người thợ sẽ cắt các bản sắt thành hình dạng của sản phẩm sau đó cho lên lò nung với nhiệt độ gần 1.000 độ. Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu

Đệ nhất làng rèn dao Đa Sĩ ảnh 2
Sau đó đến công đoạn gọt cánh, người thợ gọt cánh phải gọt xuôi theo chiều lưỡi dao nghiêng 45 độ, tay gọt phải khéo, đều để lưỡi dao có độ mỏng đều nhau, như thế sản phẩm mới có độ sắc.

Đệ nhất làng rèn dao Đa Sĩ ảnh 3
Đối với dao to, cán sắt sẽ tiếp tục được đưa vào lo nung để tạo cán dao, khi tạo cán người thợ phải làm nhanh và đều tay, nếu không đều tay, dao bị méo sẽ rất khó sửa.

Sau đó sẽ khoan lỗ để đống chốt cho chắc chắn. Các công đoạn tiếp theo mài, gạt màu, đánh phớt bóng, bôi dầu, thường được người phụ nữ làm bởi khâu này chỉ đòi hỏi kỹ thuật chứ không cần đến sức lực.
Sau đó sẽ khoan lỗ để đống chốt cho chắc chắn. Các công đoạn tiếp theo mài, gạt màu, đánh phớt bóng, bôi dầu, thường được người phụ nữ làm bởi khâu này chỉ đòi hỏi kỹ thuật chứ không cần đến sức lực.

Đệ nhất làng rèn dao Đa Sĩ ảnh 5
Còn đối với dao nhỏ, dùng cán gỗ, sau khi gọt cánh sẽ đóng cán.

Theo laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm