Bánh Uôi của người Mường

Bánh Uôi của người Mường
Theo các cụ, món bánh uôi truyền thống này có từ rất xa xưa, có thể hàng nghìn năm trước. Truyền thuyết kể rằng Tổ mẫu Âu Cơ sau khi chia tay Lạc Long Quân để đưa các con về Mường Trời, trong hành trang mang theo là một loại bánh nếp, trên mặt bánh rắc vừng và lạc, những nguyên liệu gắn liền với đời sống nông nghiệp. Từ đó, người dân nhớ cội nguồn, đặt tên là bánh Tổ, sau này theo tiếng Việt cổ được gọi là bánh Uôi.

Bánh Uôi của người Mường ảnh 1
Người Mường dùng là chuối để gói bánh uôi

Ngày nay, bánh uôi thường được làm vào các dịp lễ tết. Đặc biệt là trong tang ma của người Mường không thể thiếu được bánh này. Trong các dịp lễ tết hay những ngày lễ đại đoàn kết, người Mường cũng làm bánh uôi. Trong dịp Tết nguyên đán, ngoài việc để thờ cúng tổ tiên, người Mường còn dành bánh uôi chia cho gia súc hay nông cụ sản xuất.

Mượn cặp bánh uôi, người Mường tỏ lòng biết ơn những công cụ, những con vật nuôi đã một năm vất vả với người làm ra những mùa vụ tốt tươi.

Để món bánh uôi được thơm ngon thì quan trọng nhất là khâu chọn gạo nếp. Người Mường thường chọn gạo nếp ngon, hạt mẩy, thơm dẻo. Ngày xưa khi vào mùa giáp hạt, không có gạo nếp, người Mường phải dùng sắn để thay thế.

Bánh Uôi của người Mường ảnh 2
Mượn cặp bánh uôi, người Mường tỏ lòng biết ơn những công cụ, những con vật nuôi đã một năm vất vả với người làm ra những mùa vụ tốt tươi

Lá cũng là một yếu tố quyết định đến độ ngon của cặp bánh. Ở xứ Mường, tùy vào từng vùng mà lá gói khác nhau. Ông Bùi Văn Nhinh, ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, bảo rằng để bánh đạt được mùi thơm đặc trưng, thì lá bương là tốt nhất.

Với anh Bùi Văn Nạt, ở xã Bình Hẻm, Lạc Sơn, thì bánh uôi lại dùng lá chuối để gói. Nhưng phải có cách lấy lá và phơi lá. Trong trường hợp này, thì lá dong lại không phù hợp để làm bánh uôi vì khi gấp lá rất dễ bị rách.
Theo vov4.vov.vn

Có thể bạn quan tâm