Bánh tét - Nét văn hóa độc đáo của các dân tộc ở Nam Bộ

Bánh tét - Nét văn hóa độc đáo của các dân tộc ở Nam Bộ
Từ lâu, bánh Tét đã hiện diện như một nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ. Đặc biệt, đây là món ăn không thể thiếu trong mâm lễ cúng tổ tiên, ông bà vào các dịp lễ, Tết cổ truyền. 
Cùng nhau nấu bánh tét.
Cùng nhau nấu bánh tét.

Để gói bánh tét, đồng bào thường cho gạo nếp ở ngoài cùng, sau đó là một lớp đậu xanh mỏng và trong cùng là thịt heo.
 
Để gói bánh tét, đồng bào thường cho gạo nếp ở ngoài cùng, sau đó là một lớp đậu xanh mỏng và trong cùng là thịt heo.
Để gói bánh tét, đồng bào thường cho gạo nếp ở ngoài cùng, sau đó là một lớp đậu xanh mỏng và trong cùng là thịt heo.

Đối với người Khmer Nam Bộ, bánh Tét được gọi là “Num Chruk”. "Num" là bánh, còn "Chruk" là heo (lợn), nhằm chỉ một loại bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu với miếng thịt heo ở giữa, gói bằng nhiều lớp lá chuối và buộc chặt bằng lạt để khi luộc, nước không thấm vào được. Vào những dịp lễ mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Đôn Ta..., đồng bào Khmer ở nhiều phum, sóc thường góp gạo nếp, đậu, thịt heo... để cùng gói bánh Tét. Đây là một tập tục đẹp, thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng đất Nam Bộ bao đời nay, mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Vào dịp lễ, Tết, đồng bào Khmer ở nhiều phum sóc vẫn giữ tập tục cùng góp gạo nếp, đậu, thịt heo... để gói bánh tét.
Vào dịp lễ, Tết, đồng bào Khmer ở nhiều phum sóc vẫn giữ tập tục cùng góp gạo nếp, đậu, thịt heo... để gói bánh tét.

Trần Chí Kông - Phan Thanh Cường
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm