Phong tục ở rể của người Thái ở Lai Châu

Phong tục ở rể của người Thái ở Lai Châu
Theo phong tục, ở rể được tính từ khi một chàng trai trưởng thành cảm mến một cô gái.

Con rể giúp bố vợ dựng bờ rào quanh vườn nhà
Con rể giúp bố vợ dựng bờ rào quanh vườn nhà 

Khi đó, chàng trai thể hiện mong muốn sang ở nhà cô gái nếu được gia đình cô gái đồng ý.

Con rể giúp bố vợ đảo gỗ ngâm chuẩn bị dựng nhà
Con rể giúp bố vợ đảo gỗ ngâm chuẩn bị dựng nhà 

Thời gian ở rể là thời gian thử thách, để chàng trai cảm ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Chàng trai đóng vai trò như thành viên gia đình, là một lao động chính của nhà gái.

Việc ở rể của người Thái là thời gian thử thách, để chàng trai cảm ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của gia đình nhà gái
Việc ở rể của người Thái là thời gian thử thách, để chàng trai cảm ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của gia đình nhà gái 
Sau thời gian ở rể, nhà trai và nhà gái làm lễ chung chăn.

Anh Màng Văn Đoàn ở bản Chiềng Nưa xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ vận hành máy xát gạo giúp gia đình vợ
Anh Màng Văn Đoàn ở bản Chiềng Nưa xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ vận hành máy xát gạo giúp gia đình vợ

Khi đó chàng trai và cô gái chính thức trở thành vợ chồng.

Bữa cơm của gia đình anh Màng Văn Đoàn, bản Chiềng Nưa, xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ cùng bố mẹ vợ
Bữa cơm của gia đình anh Màng Văn Đoàn, bản Chiềng Nưa, xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ cùng bố mẹ vợ 
Ông Điêu Văn Thuyển, dân tộc Thái, 65 tuổi, ở thôn Pa So, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) là người có nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc Thái, cho biết: ở rể là phong tục của người Thái trước kia, giờ hầu như không còn tục này nữa. Các chàng trai, cô gái Thái tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân.

Có thể bạn quan tâm