Lễ đầy tháng của người Tày Hà Giang

Lễ đầy tháng của người Tày Hà Giang
Nghi lễ đầy tháng của người Tày
 
Theo quan niệm của người Tày , khi đứa trẻ đầy tháng, người ta tổ chức lễ ăn mừng. Lễ này người Tày ở Chiêm Hóa, Chợ Đồn, Ba Bể...gọi là "lẩu ma nhét" (đám cưới con chó nhỏ), ở Bảo lạc gọi là " món dè" (đầy tháng); hay một vài nơi ở Hà Giang con gọi là "lẩu bươn,oóc bươn" (ra tháng) - cũng có nghĩa là đầy tháng. Người Tày ở Kim Ngọc thì gọi lễ đầy tháng là " vằn đáy bươn " (ngày đầy tháng). "vằn đáy bươn" của người Tày ở Kim Ngọc cũng được tổ chức rất to để chúc mừng gia đình có thêm một thành viên.
 
Các lễ vật trong cúng tế: Các lễ vật trong lễ đầy tháng là các sản phẩm nông nghiệp của gia đình. Các lễ vật này dâng lên để tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã che chở và phù hộ cho đứa bé sinh ra được khỏe mạnh. Trong lễ đầy tháng, đặt bên cạnh mâm cúng chính còn có các mâm của các gia đình hai bên nội ngoại mang đến cúng tế mừng cho đứa trẻ chính thức được công nhận là một thành viên trong gia đình.
Mâm cúng chính có xôi ngũ sắc gồm năm màu: xanh, đỏ, tím, vàng, đen tượng trưng cho âm dương, cho trời đất, cho ngũ hành, nó cũng là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đặt bên trên mâm xôi là con gà thiến béo tốt.
Lễ cúng đầy tháng của người Tày.
Lễ cúng đầy tháng của người Tày.

Gà là con vật không thể thiếu trong cúng tế bởi nó là con vật mang phước lành đến cho con người, nó còn thể hiện tính cần cù, lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Con gà béo tốt cũng là thể hiện cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vì vậy mà trong lễ đầy tháng này người Tày thường dùng gà để cúng với ước mong đứa trẻ sau này cũng mang được những đức tính như vậy.
 
Trong mâm chính còn có rượu trắng, nén hương. Thông qua nén hương, con người có thể liên hệ được với thần thánh, với ông bà tổ tiên do đó con người phải tỏ được lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên và cầu mong ông bà, tổ tiên đó sẽ mang lại sức khỏe và mọi điều tốt làng đến với mọi người trong gia đình và cho cuộc sống ấm no. Ngoài các mâm chính còn có các mâm khác như: mâm con lợn quay. Thịt lợn quay là món ăn đặc sản mà chỉ có các tộc người ở vùng Đông Bắc mới có, cách làm lợn quay như sau: con lợn làm sạch rồi cho lá mác mật vào bên trong bụng và phết mật ong ở bên ngoài. Sau đó quay trên than hồng đến khi bì bên ngoài cháy vàng rộp lên là được.
 
Lễ vật dâng cúng của người Tày.
Lễ vật dâng cúng của người Tày.

Trong các lễ vật cúng tế còn có bánh trưng, bánh dày được làm từ gạo nếp. Hai loại bánh này không thể thiếu trong các nghi lễ gia đình. Tất cả lễ vật, bánh trái, hoa quả đều là sản phẩm của tộc người Tày nơi đây.
Nghi lễ tế lễ : Sau khi sắp xếp các đồ cúng tế xong, thường thì trước khi tiến hành làm lễ để trình lên tổ tiên thì thầy cúng sẽ xem giờ tốt để tiến hành lễ, và đúng vào giờ mà thầy cúng đã xem thì bắt đầu tiến hành làm lễ.
Khi tổ chức có năm người cúng tế, một ông là chủ tế đứng giữa, hai bên là hai quan tế (bố hoặc mẹ đứa trẻ) và hầu tế (ông nội hoặc ông ngoại), ông chủ tế(thầy cúng) cầm nén hương khấn vái và đọc bài văn tế bằng tiếng dân tộc. “Hôm nay là ngaỳ tốt, là ngày con, cháu trong gia đình đã được đầy một tháng, gia đình có làm mấy mâm cơm mời anh em, bạn bè trong thôn bản về đây để mừng ngày đầy tháng cho cháu. Giờ này đã là giờ tối,con cháu trong gia đình mời ông bà, tổ tiên về dự ngày đầy tháng cho cháu”

Vai trò của thầy cúng trong lễ đầy tháng
 
Đối với lễ đầy tháng của dân tộc Tày thì thầy cúng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thầy cúng có nhiệm vụ trình lên tổ tiên, baó cho tổ tiên biết hôm nay là ngày đầy tháng của con cháu trong gia đình và mời ông bà tổ tiên đến dự và công nhận gia đình đã có thêm một thành viên mới. Ngoài ra cũng trong lễ đầy tháng này thầy cúng cũng làm nhiệm vụ đêo dây bùa (teo khoăn) cho mọi người trong gia đình để cầu mong sức khỏe. Và sau khi đã tiến hành xong lễ đầy tháng thì gia đình có trách nhiệm đưa thầy cúng về và kèm theo đó là những lễ vật để tạ ơn như: một con gà song, cơm nếp, rươu, gạo….
 
Tục lệ đặt tên trong lễ đầy tháng
 
Một tục lệ không thể thiếu trong lễ đầy tháng của dân tộc Tày đó là tục đặt tên cho trẻ. Nếu đứa trẻ là con trai thì ông nội sẽ là người nêu ý kiến trước, nếu đứa trẻ là con gái thì bà ngoại là người khởi xướng vấn đề. Thường người ta đặt cho đứ trẻ hai tên “tên nọi” (tức là tên nọi lúc còn nhỏ) và “tên quan” (tên chính thức).
Người Tày ở Kim Ngọc thì bố mẹ tự đặt tên cho con mình,sau đó nhờ thầy cúng khấn bái gia tiên và gieo quẻ bằng đồng bạc trắng, đẻ xem tên đã chọn có được gia tiên “đông ý” hay chưa? Trong ba đồn bạc trắng gieo xuống đĩa, có hai đồng ngửa thì coi như tên đã đặt là chính xác, nếu không được như thế thì bố mẹ đứa trẻ lại phải chọn tên khác. Nét chung của tôc người Tày là, khi đặt tên cho con, cha mẹ tránh đặt tên trùng với ông bà, tổ tiên, chú bác, an hem họ hàng nội ngoại gần gũ ít nhất là ba đời.

Những kiêng kị trong lễ đầy tháng
 
Theo quan niệm của người Tày khi đứa trẻ vừa ra đời cho đến lúc đầy tháng, trước cửa nhà người ở cữ, gia đình thường treo một cành lá xanh hoặc cắm ở cầu thang để báo cho người lạ biết để không vào nhà. Ở nhiều nơi, gia đình cắm lông gà vào cành lá để báo hiệu cho dân làng biết ( một lông gà là con trai, hai lông gà là con gái).
Những kiêng kị trong lễ đầy tháng của người Tày.
Những kiêng kị trong lễ đầy tháng của người Tày.

Đối với người Tày ở đây thì khi gia đình có người ở cữ thì cắm trước cửa nhà một bông hoa chuối đỏ “boóc cuối đông” (hoa chuối rừng) để báo tin nhà có người mới sinh và cho đến khi đứa trẻ làm lễ đầy tháng xong mới được bỏ hoa hoa chuối. Đối với các thành viên trong gia đình cũng phải tuân thủ những kiêng cữ nhất định như: không đến chơi nhà người khác vì sợ vía dữ bám theo về làm hại đứa trẻ và mang uế tạc đến nhà người ta nhất là nhà thầy cúng, không mang gỗ mới, đồ vật lạ vào buồng sản phụ, không được lui tới những chỗ người ta gây giống như nuôi cá, ươm tằm, ấp trứng gà, vịt…Người Tày ở xã Kim Ngọc có câu:“Pỏ căm rè, mè căm lắt” (cha kiêng dưới 9 ngày, mẹ kiêng 30 ngày). Trong 9 ngày đó, người bố không được sử dụng súng, dao, không được đóng cọc, đóng đinh vì quan niệm rằng những hoạt động này sẽ làm đứa trẻ sẽ bị giật mình, mất ngủ.
Đến ngày tiến hành làm lễ đầy tháng, theo thông lệ người mẹ có thể bế con đi lại trong nhà trừ những chỗ tôn nghiêm không được đến gần hoặc ngồi vào như bàn thờ tổ tiên, gian khách, chỗ nghỉ của bố, anh chồng.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm