Vĩnh Long hỗ trợ vốn phát triển hợp tác xã

Vĩnh Long hỗ trợ vốn phát triển hợp tác xã
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Trần Hoàng Tựu trao Quyết định bổ nhiệm Ban Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Trần Hoàng Tựu trao Quyết định bổ nhiệm Ban Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN.

Các hoạt động của Quỹ gồm: cho vay đầu tư, nhận ủy thác và ủy thác; huy động và tiếp nhận các nguồn tài chính trong, ngoài nước để cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Mức lãi suất cho vay vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long bằng 60% lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước bằng đồng Việt Nam.

Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long Diệp Quốc Toàn khẳng định, Quỹ nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp cận được nguồn tài chính để đổi mới công nghệ, kỹ thuật; phát triển sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng và nhân rộng các các mô hình hợp tác xã kiểu mới, hợp tác xã điển hình tiên tiến.

Tại lễ ra mắt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Trần Hoàng Tựu nhấn mạnh, việc hỗ trợ vốn vay của Quỹ phải thực hiện đúng đối tượng, mục đích, công bằng để kích thích hợp tác xã đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Quỹ cần quan tâm tiếp cận, tìm hiểu nguyện vọng, mô hình sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã; từ đó,  có những giải pháp hỗ trợ thiết thực trong tiếp cận, sử dụng và hoàn trả vốn vay.  

Vĩnh Long hiện có 151 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã với 7.850 thành viên và 7.470 lao động. Tổng vốn điều lệ của các hợp tác xã trên 140,6 tỷ đồng và tổng vốn hoạt động trên 427,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Liên minh hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long, hầu hết hợp tác xã đều “khát vốn” để phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Việc tự thu xếp vốn tại các hợp tác xã hiện rất thấp, phổ biến ở mức dưới 20%. Ngoài ra, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc lạc hậu, sản xuất thủ công… đã làm giảm năng lực sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do các hợp tác xã thiếu vốn, không có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại. Do đó, chưa có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, nâng cao thu nhập.
Phạm Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm