Vẫn còn khoảng cách về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Vẫn còn khoảng cách về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Người phụ nữ dân tộc Dáy với món hàng đem bán. Ảnh: Trần Việt- TTXVN.
 Người phụ nữ dân tộc Dáy với món hàng đem bán.
Ảnh: Trần Việt- TTXVN.
Khoảng cách giới lớn Điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam năm 2015 là khảo sát lớn nhất của quốc gia về các nhóm DTTS do Tổng cục Thống kê thực hiện. Vùng DTTS và miền núi (DTTS và MN) chiếm gần ba phần tư diện tích tự nhiên của cả nước, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 DTTS (DTTS) với 13,38 triệu người, chiếm 14,52% dân số cả nước. Trong số này, nam giới là 6,72 triệu người, chiếm 50,2%; nữ là 6,66 triệu người, chiếm 49,8%. Đây là thông tin từ hội thảo công bố kết quả phân tích số liệu về phụ nữ và nam giới của các dân tộc Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát quốc gia năm 2015 về tình hình kinh tế xã hội của 53 dân tộc tại Việt Nam thông qua lăng kính giới. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức tại Hà Nội ngày 21-11. Kết quả phân tích số liệu từ cuộc kết quả khảo sát quốc gia năm 2015 về tình hình kinh tế xã hội của 53 dân tộc tại Việt Nam cho thấy, khoảng cách giới trong các nhóm DTTS và giữa các nhóm DTTS với dân tộc Kinh còn lớn và tồn tại dai dẳng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và phụ nữ DTTS còn là nhóm bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương. Các nhóm DTTS bị bất lợi so với nhóm dân đa số về giáo dục và việc làm, khả năng chuyển đổi nơi ở, chỗ làm, tiếp cận các dịch vụ tài chính, các nguồn lực sản xuất như đất đai, tiếp cận thị trường do bị gắn với khuôn mẫu cũng như các rào cản văn hóa khác. Tuy nhiên, trong thực tế, các vấn đề giới trong vùng DTTS chưa được phân tích một cách hệ thống, điều này gây cản trở cho việc xây dựng, thực hiện, giám sát các chính sách, chương trình phát triển vùng DTTS và MN một cách bền vững, đáp ứng được như cầu phát triển thực sự của phụ nữ và nam giới các dân tộc Việt Nam.
Truyền thông công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cho nhân dân 2 xã La Pán Tẩn và Cao Sơn (Lào Cai) . Ảnh: Nguồn baolaocai.vn
Truyền thông công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cho nhân dân 2 xã La Pán Tẩn và Cao Sơn (Lào Cai) . Ảnh: Nguồn baolaocai.vn
Còn nhiều thiệt thòi Bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc, cho hay, tình trạng bất bình đẳng giới trong đồng bào DTTS diễn ra bức xúc ở một số lĩnh vực chủ yếu như: kinh tế - lao động, giáo dục và đào tạo, y tế… Đầu tiên là bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động. Trong khi 74% hộ gia đình DTTS, nam giới đứng tên độc lập về quyền sở hữu đất đai và tín dụng thì tỷ lệ này ở người Kinh chỉ là 41%. Tỷ lệ đặc biệt thấp đối với những DTTS phụ hệ 11,3%, mẫu hệ là 21,4%, song hệ là 25%. Sự phân công lao động theo xu hướng gắn với những đặc điểm giới và quan niệm về giới bất lợi cho phụ nữ. Trong kinh tế và phân công lao động, phụ nữ bất lợi hơn, nên thường yếu thế hơn trong vai trò ra quyết định. Tiếp đó là bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tỷ lệ chung của các dân tộc biết đọc biết viết từ 15 tuổi trở lên là 94,7%, trong đó người Kinh/Hoa là 99,1%. Nam DTTS từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết là 86,3%, trong khi đó tỷ lệ nữ chỉ 73,4% biết đọc biết viết. Những trường hợp bỏ học thường tảo hôn hoặc có nguy cơ tảo hôn. Trong khi nhiều trẻ em nam DTTS sau khi kết hôn vẫn tiếp tục đi học thì hầu hết trẻ em nữ phải nghỉ học ở nhà để thực hiện các “thiên chức” của phụ nữ. Với quan niệm truyền thống coi trọng con trai hơn con gái, nên tại nhiều DTTS, ưu tiên học hành của các gia đình thường dành cho con trai. Bạo lực trên cơ sở giới cũng là một vấn đề nổi cộm. Bạo lực trong gia đình DTTS xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở gia đình những dân tộc phụ hệ. Theo nghiên cứu, có tới 58,6% phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi tin rằng chồng có quyền đánh vợ vì bất kỳ lý do nào trong năm lý do: Vợ ra ngoài mà không xin phép, vợ bỏ bê con cái, vợ cãi lại chồng, vợ từ chối quan hệ tình dục với chồng, vợ làm cháy thức ăn. Trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ Kinh và Hoa chỉ khoảng 28%. Tỷ lệ tảo hôn ở nhóm DTTS cũng cao. Các nhóm DTTS có tỷ lệ tảo hôn trung bình là 26,6% (trong khi ở người Kinh tỷ lệ này chỉ 1,48%) trong đó có 40/53 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 20% trở lên. Nữ có tỷ lệ tảo hôn cao hơn nam giới DTTS. Điều đáng lo ngại là ở độ tuổi dưới 16, trẻ em nữ DTTS kết hôn cao gấp 3,4 lần trẻ em nam (685 em trai và 2.306 em gái). Bà Nguyễn Thị Tư nhận định, tảo hôn là vấn đề đáng quan tâm đối với phụ nữ DTTS. Có những dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao tới 70%. Việc nhiều trẻ em gái tảo hôn chắc chắn sẽ làm mất đi cơ hội học tập của các em. Việc lấy chồng sớm, sinh con sớm, sống trong cảnh nghèo đói, không có cơ hội việc làm tốt khi các em trở thành người vợ/người mẹ/người bà tạo nên vòng luẩn quẩn nghèo đói đeo bám tương lai sau này. Do đó, cần phải tách biệt giới trong số liệu để có chính sách hỗ trợ cho trẻ em gái và phụ nữ DTTS. Phụ nữ và trẻ em gái DTTS không chỉ chịu thiệt thòi trong gia đình, xã hội, các điều kiện cơ bản của cuộc sống trên cơ sở những quan niệm lạc hậu mang tính định kiến giới mà còn phải cam chịu bạo lực trên cơ sở giới.
Phấn đấu giúp chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số giảm bớt lao động nặng nhọc là một trong những mục tiêu phấn đấu để "chị em không bị bỏ lại phía sau". Ảnh: bandantoc.quangnam.gov.vn
Phấn đấu giúp chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số giảm bớt lao động nặng nhọc là một trong những mục tiêu phấn đấu để "chị em không bị bỏ lại phía sau". Ảnh: bandantoc.quangnam.gov.vn
Như vậy, rõ ràng phụ nữ và trẻ em gái DTTS là đối tượng bị yếu thế hơn trong gia đình, cộng đồng, xã hội, họ đang phải đối mặt với rất nhiều sự phân biệt đối xử và chịu bất bình đẳng kép cả về dân tộc và về giới xuất phát từ chính điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống của mình. Điều này gồm cả những quan niệm lạc hậu đã ăn sâu vào nếp nghĩ của cả cộng đồng xã hội DTTS bao đời nay. Từ thực tế những bất cập về bình đẳng giới vùng DTTS, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” và đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Mục tiêu tổng quát của đề án là tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng DTTS, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới. Một trong những mục tiêu cụ thể là phấn đấu 80% số hộ gia đình đồng bào DTTS rất ít người được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới. Ngoài ra, 30-50% các xã có đông đồng bào DTTS ít người sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Chương trình dự kiến triển khai ở các xã và huyện có đồng bào DTTS, trọng tâm là địa bàn có dân tộc rất ít người sinh sống. Trưởng văn phòng UN Women Việt Nam Elisa Fernandez nhấn mạnh, đáp ứng được các nhu cầu giới phải được xem là một phần quan trọng của chính sách dân tộc. Để làm được điều này, các cơ quan Chính phủ, bao gồm Ủy ban Dân tộc, cần tăng cường các nguồn lực và thông qua mục tiêu cụ thể có trách nhiệm giới, thiết kế các giải pháp và hành động sáng tạo; xây dựng một hệ thống số liệu phân tách giới tính theo nhóm tuổi và dân tộc nhằm xác định nhu cầu và tình trạng kinh tế xã hội của phụ nữ và nam giới DTTS hiệu quả hơn.* Quy mô dân số 53 DTTS: 13,38 triệu người. Trong đó, nam: 6,72 triệu người (50,2%); nữ: 6,66 triệu người (49,8%)

Gần 90% người DTTS sinh sống tại các vùng dân tộc

Tổng tỷ suất sinh (TFR) (số con/phụ nữ) ở 53 DTTS: 2,38 con; Kinh: 2,02 con

Tuổi thọ bình quân: Người Kinh: 73,82; 53 DTTS: 69,88
Theo nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm