Trà Vinh phát triển tôm thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn

Trà Vinh phát triển tôm thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn
Trà Vinh được mùa vụ nuôi tôm. Ảnh:mard.gov.vn
Trà Vinh được mùa vụ nuôi tôm. Ảnh:mard.gov.vn
Không những thế, tỉnh sẽ tổ chức lại sản xuất, triển khai quy hoạch, đầu tư nâng cấp hạ tầng thuỷ lợi và giao thông, nguồn điện ba pha tại các vùng sản xuất tôm công nghiệp tâp trung; liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra tỉnh cũng khuyến khích các cơ sở nuôi nhỏ lẻ hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất ngành tôm, quản lý môi trường, dịch bệnh ở các vùng nuôi. Hiện tại, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong nuôi tôm; phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để đẩy mạnh chuyển giao quy trình nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; áp dụng công nghê tiên tiến trong sơ chế, bảo quản tôm nguyên liệu để nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu. Mặt khác, thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc tôm; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống quan trắc môi trường nước, quản lý chặt chẽ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư lĩnh vực này, cùng với việc thực hiện các chính sách của trung ương như chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp- nông thôn, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp- nông thôn, tỉnh cũng thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm; khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tôm để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất… Tôm nước lợ là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Trà Vinh, với diện tích bình quân mỗi năm đạt 24.000 ha, sản lượng đạt khoảng 37.000 tấn. Riêng vụ nuôi tôm năm 2017, nhờ thời tiết thuận lợi, các hộ nuôi thu được lợi nhuận khá nên diện tích thả nuôi toàn tỉnh  lên đến hơn 30.000 ha, tăng gần 7.700 ha so với cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt hơn 45.000 tấn/năm. Vụ nuôi tôm năm 2018, hiện toàn tỉnh đã thả nuôi hơn 22.000 ha; trong đó  có khoảng 350 ha nuôi theo hình thức siêu thanh canh ứng dụng công nghệ cao.
Thanh Hoà

Có thể bạn quan tâm