Trà Vinh hỗ trợ nông dân tham gia cánh đồng lớn

Trà Vinh hỗ trợ nông dân tham gia cánh đồng lớn
khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. 
Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
Đối với cây lúa, cây ăn trái và dừa, tỉnh hỗ trợ chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy móc… năm thứ nhất 840.000 đồng/ha/vụ, năm thứ hai 560.000 đồng/ha/vụ. Các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, tỉnh hỗ trợ năm thứ nhất 690.000 đồng/ha/vụ và 460.000 đồng/ha/vụ năm thứ hai. Ngoài ra, nông dân tham gia cánh đồng lớn còn được hỗ trợ 30% chi phí giống cây trồng ở vụ đầu tiên. Cụ thể, cây lúa hỗ trợ tiền giống 660.000 đồng/ha; màu lương thực như bắp, khoai môn, khoai lang, khoai mì hỗ trợ từ 1.260.000-6.480.000 đồng/ha tuỳ loại; màu thực phẩm như rau ăn lá, ăn trái, ớt, bí đỏ, dưa hấu, tỉnh hỗ trợ từ 900.000-3.960.000 đồng/ha. Nông dân trồng lạc, mía, lác tham gia cánh đồng lớn được hỗ trợ từ 6-9 triệu đồng/ha; trồng thanh long được hỗ trợ 14,4 triệu đồng/ha; cam sành gần 20 triệu đồng/ha, quýt đường 22,2 triệu đồng/ha, dừa 2,4 triệu đồng/ha… 
Nông dân xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần thu hoạch lúa trong cánh đồng lớn. Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
Nông dân xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần thu hoạch lúa trong cánh đồng lớn.
Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
Ông Trần Trung Hiền - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xã nhằm xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư... Thực tế cho thấy, thời gian qua, nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn hầu hết đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Điển hình như vụ lúa Đông Xuân 2017-2018, nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xã, lợi nhuận tăng khoảng 5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.
Nông dân xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần thu hoạch lúa trong cánh đồng lớn. Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
Nông dân xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần thu hoạch lúa trong cánh đồng lớn.
Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh chủ yếu đầu tư vật tư đầu vào, rất ít doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên nông dân vẫn còn e ngại về thị trường đầu ra. Do vậy, việc vận động nông dân tham gia cánh đồng lớn còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh chủ yếu duy trì 13-17 cánh đồng lớn cây lúa/vụ; các loại cây, màu khác, diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn rất "khiêm tốn"
Thanh Hoà

Có thể bạn quan tâm