Tọa đàm chính sách dân tộc - thành tựu và những vấn đề đặt ra

Tọa đàm chính sách dân tộc - thành tựu và những vấn đề đặt ra
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Việc tổ chức tọa đàm nhằm góp phần giúp các nhân sĩ, trí thức, người có uy tín, doanh nhân là dân tộc thiểu số nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức của từng vùng, từng đối tượng dân tộc thiểu số, từ đó phát huy vai trò tiên phong trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

Vùng dân tộc thiểu số, miền núi chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người; chiếm 14,2% dân số cả nước. Đây là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông-lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu...

Bác Sỹ Trương Văn Thọ, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận (cầm míc) tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Bác Sỹ Trương Văn Thọ, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận (cầm míc) tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 136.000 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương, vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Các chính sách về bảo vệ phát triển rừng, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm… được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.

Các đại biểu dự buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Các đại biểu dự buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phan Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đầu tư ngân sách ngày càng tăng cho vùng dân tộc, cùng sự cố gắng của đồng bào, vùng dân tộc thiểu số nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng giảm nhanh. Bên cạnh đó, bộ mặt nông thôn, miền núi đổi thay rõ rệt. Các hoạt động về giáo dục, y tế phát triển, văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy. Tuy nhiên, xuất phát điểm vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng thích ứng của đồng bào dân tộc với xu thế hội nhập, phát triển còn chậm...

Các đại biểu dự buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Các đại biểu dự buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN


Tại tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc, đặc biệt là các mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội; trao đổi các giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, phát triển vùng dân tộc và miền núi. Nhiều đại biểu là người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân dân tộc thiểu số đã nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc, nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm