Tỉnh Đắk Lắk hướng đến giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm 2020

Tỉnh Đắk Lắk hướng đến giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm 2020
GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 60 - 60,5 triệu đồng, định hướng năm 2030 đạt 217 - 220 triệu đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2016 - 2020 đạt 3.765 triệu USD, năm 2020 là 850 triệu USD và năm 2030 là 3.500 triệu USD. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 55% vào năm 2020, 38% năm 2030; mỗi năm giải quyết việc làm cho 27 - 28 nghìn lao động (trong đó, việc làm tăng thêm: 15 - 16 nghìn người). Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 2,5 - 2,7% giai đoạn 2016 - 2020, 2,2 - 2,5% trong giai đoạn 2021 - 2030 và giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm 2020; định hướng đến năm 2030 mỗi năm giảm bình quân từ 1- 2% (theo chuẩn nghèo hiện hành).
Diện tích đất sỏi đá ở xã Ea Tir (Đăk Lắk) được người dân chuyển đổi sang trồng sả là hướng đi mới giúp bà con thoát nghèo. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh – TTXVN
Diện tích đất sỏi đá ở xã Ea Tir (Đăk Lắk) được người dân chuyển đổi sang trồng sả là hướng đi mới giúp bà con thoát nghèo. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh – TTXVN
Xây dựng các tiểu vùng nông nghiệp Về nông, lâm, thủy sản, phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong tổng GRDP toàn tỉnh chiếm 38,5 - 39,5% và 19 - 20% vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 4,5 - 5%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và duy trì 4 - 4,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu nông lâm thủy sản theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp (từ rừng trồng) và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt và khai thác rừng tự nhiên. Trong đó ngành chăn nuôi là hướng ưu tiên để tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp gắn với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp toàn tỉnh. Hình thành và xây dựng các tiểu vùng nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh và lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển toàn diện ngành nông lâm thủy sản nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần ổn định tăng trưởng, cân bằng môi trường, giữ gìn bảo vệ cảnh quan sinh thái.Phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại Về phát triển công nghiệp, tỉnh tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường, tập trung các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, phát huy các lợi thế so sánh của địa phương, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10 - 11%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 12 - 13%/năm. Quy mô giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 65 - 66 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020, khai thác và chế biến sâu nông sản, dệt sợi, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nước, phát triển công nghiệp phụ trợ. Sau năm 2020 tập trung khai thác chế biến nông sản chất lượng cao, vật liệu xây dựng cao cấp, chế tạo máy móc thiết bị, công nghiệp phụ trợ phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó hình thành cụm liên kết công nghiệp cho các ngành công nghiệp chủ lực. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp đủ mạnh ở cấp độ khu vực và quốc tế, xúc tiến thị trường mới cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống; công nghiệp khai thác khoáng sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử; công nghiệp hoá chất, cao su, nhựa, phân bón...Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm, định hướng giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 12- 12,5%/năm. Cơ cấu khối dịch vụ đóng góp trong tổng GRDP cả tỉnh đạt 39 - 40% năm 2020 và 34 - 35% năm 2030. Về thương mại, phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 18,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 17%/năm. Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại của tỉnh, phát triển hệ thống thương mại điện tử trong mua bán giao dịch, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột đạt hiệu quả cao. Phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, các thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh... Chuyển dịch và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất. Tập trung nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông; tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ. Đến năm 2020, dự kiến có 1.129 ngàn lượt khách du lịch, trong đó 103 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2030, có 2.863 ngàn lượt khách du lịch, trong đó 256 ngàn lượt khách quốc tế. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân du lịch đạt 15,05%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 16,5%/năm. Ưu tiên đầu tư phát triển đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch Đắk Lắk; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù..
TTXVN

Có thể bạn quan tâm