Thanh Hóa từng bước đưa các chính sách dân tộc vào cuộc sống

Thanh Hóa từng bước đưa các chính sách dân tộc vào cuộc sống
Tới dự và phát biểu tại buổi lễ,  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa chủ động, tích cực tham mưu triển khai hiệu quả Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết 52/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030 và các Quyết định, Nghị định của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc, miền núi. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các địa phương huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới ở địa bàn các huyện miền núi của tỉnh; đẩy mạnh phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Báo Thanh Hóa điện tử
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Báo Thanh Hóa điện tử
Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tham mưu triển khai cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; triển khai kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng được hưởng các chính sách dân tộc của Trung ương, của tỉnh. Ban Dân tộc tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, phát huy thế mạnh của từng địa phương, xây dựng nông thôn mới, xã điển hình về giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bài trừ những hủ tục lạc hậu, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng dân tộc miền núi...   Hiện nay kinh tế vùng dân tộc miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm, phong trào xây dựng nông thôn mới, thôn, bản nông thôn mới được quan tâm, đạt kết quả bước đầu quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư nâng cấp đáng kể. Công tác giáo dục đào tạo ở vùng miền núi, dân tộc đạt được những kết quả quan trọng, các địa phương đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm xây dựng và phát triển mạnh. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng, người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, người nghèo được cấp bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí. Qua đó, văn hóa xã hội vùng dân tộc miền núi có bước chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên.

Có thể bạn quan tâm