Năm 2018, xây dựng hơn 107 cánh đồng lúa lớn tại Long An

Năm 2018, xây dựng hơn 107 cánh đồng lúa lớn tại Long An
Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn thuộc vùng Đồng Tháp Mười (Long An). Ảnh: Trường Giang-TTXVN
Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn thuộc vùng Đồng Tháp Mười (Long An).
Ảnh: Trường Giang-TTXVN
Cũng theo ông Lê Văn Hoàng, để xây dựng cánh đồng lớn năm 2018 đạt hiệu quả, tỉnh Long An tập trung thực hiện nhiều các giải pháp như tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn, hỗ trợ cho nông dân và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia; xây dựng và kiện toàn các tổ chức đại diện của nông dân là hợp tác xã, tổ hợp tác tại từng cánh đồng để liên kết hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả và bền vững. Tỉnh khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với nông dân; thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trong chia sẻ thông tin thị trường, kỹ thuật, kiến thức, chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức giao dịch thanh toán, cung cấp các dịch vụ giống, phân bón và các dịch vụ khác... Ngoài ra,  tỉnh Long An đã lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới, với các nguồn vốn để đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất tại các cánh đồng lớn, bao gồm hệ thống kênh, đê bao lửng, trạm bơm điện, cống điều tiết, giao thông, điện; ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại các cánh đồng lớn; tăng cường chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, các quy trình sản xuất tiên tiến theo hướng thực hành nông nghiệp tốt nhằm tạo ra vùng nguyên liệu đồng nhất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tỉnh hỗ trợ tìm kiếm các đối tác, mời gọi, thu hút doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu gắn với liên kết sản xuất với tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn; đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến thương mại thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm; xây dựng thương hiệu cho các nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.
Dây chuyền đóng gói gạo tại nhà máy thuộc Công ty CP Tân Đồng Tiến (TP. Tân An, Long An), một trong những doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thực hiện cánh đồng lớn. Ảnh: Trường Giang-TTXVN
Dây chuyền đóng gói gạo tại nhà máy thuộc Công ty CP Tân Đồng Tiến (TP. Tân An, Long An), một trong những doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thực hiện cánh đồng lớn. Ảnh: Trường Giang-TTXVN
Năm 2017, tỉnh Long An thực hiện được 102 cánh đồng trên diện tích hơn 26.500 ha với 10.950 hộ dân. Khi tham gia xây dựng cánh đồng lớn sẽ giúp nông dân giảm chi phí và lượng phân bón, giảm số lần phun, liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, làm cho lợi nhuận của người dân trong cánh đồng lớn cao hơn so ngoài cánh đồng lớn từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, vật tư đầu vào được cung ứng kịp thời, chủ động, giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng, được tư vấn hướng dẫn sử dụng nên hiệu quả thu được từ việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn sẽ tăng cao hơn, khắc phục tình trạng mua bán vật tư kém chất lượng không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, còn nhiều lợi ích khác như sản phẩm làm ra được bao tiêu, tránh được tình trạng cò lái ép giá; được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật quy mô lớn; nông dân tham gia cánh đồng lớn được đào tạo, tập huấn về 3 giảm- 3 tăng (là giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm và tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế) hay 1 phải-3 giảm (là phải sử dụng giống xác nhận; giảm lượng hạt giống, giảm lượng phân đạm bón thừa, giảm thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm lượng nước tưới và giảm tổn thất sau thu hoạch). Những lợi ích đó sẽ góp phần nâng cao trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật cho người nông dân vào sản xuất, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đồng bộ theo nhu cầu thị trường.
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm