Kiên Giang ưu tiên bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Kiên Giang ưu tiên bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Tổ tình nguyện xã Bãi Thơm (Kiên Giang), họp bàn các biện pháp bảo vệ hệ động thực vật. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN
Tổ tình nguyện xã Bãi Thơm (Kiên Giang), họp bàn các biện pháp bảo vệ hệ động thực vật. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN
Các chương trình, dự án này gồm: đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý tiểu khu bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc; điều tra giám sát đa dạng sinh học và quan trắc chất lượng môi trường nước trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Đồng thời, xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thả giống bổ sung một số loài thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao; khảo sát, xây dựng mô hình thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển Kiên Giang. Ngoài ra, điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang gắn với sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề đánh bắt; nghiên cứu cải tiến ngư cụ của một số nghề khai thác thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm theo nguyên lý bảo ôn trên tàu khai thác thủy sản xa bờ; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển; nâng cao ý thức cộng đồng về xả thải gây ô nhiễm môi trường và phòng ngừa sự cố tràn dầu. Tỉnh cũng tập trung điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng, sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang. Điều tra, khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học và đề xuất điều chỉnh phạm vi, diện tích các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Song song với đó, vận động các chủ tàu hợp tác trong khai thác và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá; thúc đẩy hợp tác và chuyển giao, ứng dụng, cải tiến phương pháp, công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản theo chuỗi khai thác - thu mua - tiêu thụ để tăng chất lượng, giá cả sản phẩm. Tỉnh ban hành danh mục các nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam, bổ sung quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất của một số nghề khai thác; quy định cấm khai thác các loài thủy sản bố mẹ trong thời kỳ sinh sản, nuôi con, mang trứng trên biển; tăng cường quản lý, bảo vệ và kiểm soát chặt chẽ các bãi đẻ, bãi giống thủy sản tự nhiên kết hợp xử lý nghiêm các hành vi xâm hại.... Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, để bảo vệ, bảo tồn, phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái biển, tỉnh đã thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quốc là loại hình bảo tồn loài, sinh cảnh; hợp tác với Thái Lan xây dựng dự án “Thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển thuộc Khu bảo tồn biển Phú Quốc - Kiên Giang”; công bố 8 bãi giống thủy sản thuộc địa bàn các huyện Kiên Lương, Kiên Hải và Phú Quốc.  Đây là những vùng sinh sản tự nhiên của các loài thủy sản để tái tạo nguồn lợi, bảo vệ các giống, loài của vùng biển Kiên Giang. Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, ngoài việc bảo tồn các hệ sinh thái, bảo vệ và phục hồi các bãi giống tự nhiên trên biển, tỉnh xây dựng mô hình quản lý, sản xuất gắn với cộng đồng như: “Chương trình cải tiến nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang”; “Đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý Tiểu khu bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc”… Trong 5 năm qua (2012 - 2017), ngành thủy sản Kiên Giang phối hợp các địa phương thả một số loài thủy sản có giá trị kinh tế về môi trường tự nhiên với số lượng khá lớn, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, phát triển bầy đàn trên vùng biển Kiên Giang.
Lê Huy Hải

Có thể bạn quan tâm