Hòa Bình gắn tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Hòa Bình gắn tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới
Khảo nghiệm thành công giống lúa lai 3 dòng Arize Tej vàng ở địa bàn miền núitại xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Khảo nghiệm thành công giống lúa lai 3 dòng Arize Tej vàng ở địa bàn miền núitại xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Dũng đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh trong năm 2018 cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Theo đó, các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng hiệu quả sản xuất theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa... cần được ưu tiên.
 
"Cùng đó, đầu vào, đầu ra của sản xuất cũng cần được quản lý tốt. Ngành nông nghiệp cần tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; trong đó, chú trọng nâng cao vai trò của tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chương trình Mỗi xã một sản phẩm" - ông Dũng nhấn mạnh.

Năm 2017 vừa qua, vượt nhiều thách thức, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 8.067 tỷ đồng, tăng 4,61% so với năm 2016. Cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy sản và chăn nuôi. Toàn tỉnh đã có 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 26,2% tổng số xã; số tiêu chí nông thôn mới trung bình đạt 13,6 tiêu chí/xã; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 90%; độ che phủ rừng đạt 51,2%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đến năm 2020 là 50%.

Đặc biệt, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhan Sinh

Có thể bạn quan tâm